Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé

Trên chiếc bàn viết bằng gỗ mộc của Sơn để lại, và trong chiếc ghế làm bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi.

<div> <p>Theo t&ocirc;i, người ta kh&ocirc;ng n&ecirc;n d&iacute;nh l&iacute;u qu&aacute; nhiều đến qu&aacute; khứ nhưng người ta cũng kh&oacute; l&ograve;ng đoạn tuyệt với qu&aacute; khứ. Bởi v&igrave; chẳng phải sao, qu&aacute; khứ l&agrave; những g&igrave; th&acirc;n thuộc nhất của t&acirc;m hồn v&agrave; qu&aacute; khứ l&agrave; &ldquo;khu vườn b&iacute; mật&rdquo; của t&acirc;m hồn; c&oacute; thể n&oacute;i qu&aacute; khứ l&agrave; t&agrave;i sản qu&yacute; b&aacute;u c&ograve;n lại sau c&ugrave;ng của đời người, m&atilde;i m&atilde;i kh&ocirc;ng thay đổi.</p> <p>Đ&oacute; l&agrave; l&yacute; do t&ocirc;i cứ khăng khăng ở lại ng&ocirc;i nh&agrave; n&agrave;y khi Sơn đ&atilde; c&ugrave;ng gia đ&igrave;nh dọn v&agrave;o sống ở TP.HCM v&agrave; giao căn nh&agrave; ở Huế lại cho t&ocirc;i.</p> <p>H&igrave;nh như trong mỗi g&oacute;c đầy b&oacute;ng tối của căn nh&agrave; n&agrave;y, tr&ecirc;n chiếc b&agrave;n viết bằng gỗ mộc của Sơn để lại, v&agrave; trong chiếc ghế l&agrave;m bằng sợi m&acirc;y h&egrave;o to của Cường thường ng&agrave;y vẫn ngồi vẽ, đều dậy l&ecirc;n m&ugrave;i hương lặng lẽ của tuổi trẻ ch&uacute;ng t&ocirc;i.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Trinh Cong Son anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/04/znews-photo-zadn-vn_chan_dung_nhac_si_5956c.jpg" title="Trịnh Công Sơn ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Tranh ch&acirc;n dung nhạc sĩ Trịnh C&ocirc;ng Sơn của họa sĩ Đinh Cường. Ảnh: <em>maivang.nld.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hồi ấy gia đ&igrave;nh Sơn sống ở ng&ocirc;i nh&agrave; n&agrave;y, c&ograve;n t&ocirc;i v&agrave; Đinh Cường th&igrave; sống chung ở một căn nh&agrave; thu&ecirc; trong hẻm Bến Ngự b&ecirc;n kia s&ocirc;ng. T&ocirc;i qu&ecirc;n sao được h&igrave;nh ảnh của Cường thường treo một c&aacute;nh tay l&ecirc;n cổ, b&ocirc;ng băng v&agrave; thuốc đỏ giăng k&iacute;n, giả vờ bị thương để vẽ về chiến tranh.</p> <p>T&ocirc;i ngồi chấm b&agrave;i trước b&agrave;n viết trong căn ph&ograve;ng im lặng, khi b&ecirc;n ngo&agrave;i h&agrave;ng r&agrave;o ch&egrave; t&agrave;u x&igrave;nh xịch một đo&agrave;n t&agrave;u d&agrave;i xu&ocirc;i Nam chở theo những gương mặt quen thuộc ở lớp học, cố nhoi ra b&ecirc;n ngo&agrave;i cửa sổ như để n&oacute;i lời vĩnh biệt với t&ocirc;i.</p> <p>V&acirc;ng, ch&uacute;ng t&ocirc;i lớn l&ecirc;n bằng tuổi chiến tranh, v&agrave; đ&oacute; l&agrave; nền tảng hội họa sơn dầu của Đinh Cường, của nhạc phản chiến Trịnh C&ocirc;ng Sơn, v&agrave; của tuổi trẻ bi thảm của ch&uacute;ng t&ocirc;i đang loanh quanh ở th&agrave;nh phố n&agrave;y.</p> <p>Buổi tối, Cường v&agrave; t&ocirc;i thường thả bộ qua nh&agrave; Sơn ở ph&iacute;a b&ecirc;n kia chiếc cầu nhỏ để c&ugrave;ng Sơn đi lang thang dọc s&ocirc;ng Hương. Ph&iacute;a ngo&agrave;i căn nh&agrave; Sơn đang sống l&agrave; một h&agrave;nh lang d&agrave;i, v&agrave; ở dưới đường, qu&atilde;ng trước mặt nh&agrave; c&oacute; những c&acirc;y long n&atilde;o đại thụ chừng thuộc thế hệ những c&acirc;y đầu ti&ecirc;n của th&agrave;nh phố c&ograve;n lại sau những cơn b&atilde;o.</p> <p>Ở đầu kia đường, c&oacute; một c&acirc;y x&agrave; cừ to lớn về m&ugrave;a thu l&aacute; v&agrave;ng ch&oacute;i nguy&ecirc;n cả c&acirc;y, giống y như mỗi chiếc l&aacute; đều được thợ kim ho&agrave;n đ&uacute;c bằng v&agrave;ng. Ph&iacute;a cuối h&agrave;nh lang l&agrave; một d&ograve;ng s&ocirc;ng nhỏ m&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i thường đứng ngắm qua mỗi cơn mưa.</p> <p>Dưới cơn mưa, d&ograve;ng s&ocirc;ng phẳng lặng v&agrave; h&igrave;nh như rộng hơn; tr&ecirc;n mặt nước trong xanh n&agrave;y, th&aacute;nh th&oacute;t h&agrave;ng ngh&igrave;n giọt mưa s&aacute;ng ch&oacute;i, v&agrave; reo ca như những ph&iacute;m dương cầm, &ldquo;&ocirc;i những d&ograve;ng s&ocirc;ng nhỏ, lời hẹn thề l&agrave; những cơn mưa&rdquo;, như trong b&agrave;i h&aacute;t của Sơn.</p> <p>Tấm k&iacute;nh nơi chiếc cửa lớn nh&igrave;n ra đường của mặt tiền nh&agrave; Sơn đ&atilde; vỡ từ l&acirc;u, Sơn cũng lười kh&ocirc;ng gắn lại; gi&oacute; heo may b&ecirc;n ngo&agrave;i cứ thổi thẳng v&agrave;o nh&agrave;, nghe văng vẳng như tiếng người. Sau n&agrave;y về sống trong căn nh&agrave; của Sơn, t&ocirc;i ngồi viết ở ph&ograve;ng sau, cứ nghe tiếng người ta gọi t&ecirc;n m&igrave;nh ở trước cửa.</p> <p>Giờ n&agrave;y hai đứa b&eacute; đều đi học, căn nh&agrave; trở n&ecirc;n quạnh hiu lạ l&ugrave;ng, t&ocirc;i thường mong c&oacute; bạn đến chơi. Nghe tiếng gọi ngo&agrave;i cửa t&ocirc;i mừng qu&aacute;, đặt b&uacute;t chạy ra mở cửa. H&oacute;a ra chỉ l&agrave; tiếng gi&oacute; thổi, mấy chiếc l&aacute; kh&ocirc; theo cơn gi&oacute; chạy d&agrave;i dọc h&agrave;nh lang.</p> <p>Căn ph&ograve;ng sau, do Sơn tự thiết kế, b&agrave;y biện l&agrave;m ph&ograve;ng học; t&ocirc;i thường đến v&agrave;o giờ nghỉ, để dạy th&ecirc;m cho c&aacute;c em Sơn. Phải th&agrave;nh thực n&oacute;i rằng v&agrave;o hồi đ&oacute; ở Huế, hội họa trừu tượng đang xa lạ với c&ocirc;ng ch&uacute;ng, n&ecirc;n trong bạn b&egrave;, Cường vẫn được t&ocirc;n s&ugrave;ng như một người thuộc &ldquo;thế kỷ &aacute;nh s&aacute;ng&rdquo;.</p> <p>Thỉnh thoảng, Cường v&agrave;o S&agrave;i G&ograve;n tổ chức triển l&atilde;m. C&oacute; lần, t&ocirc;i đang bận dạy học th&igrave; được văn ph&ograve;ng nh&agrave; trường chuyển cho một tấm v&eacute; m&aacute;y bay. Đ&oacute; l&agrave; tấm v&eacute; của Cường gửi để rủ t&ocirc;i l&ecirc;n dự cuộc triển l&atilde;m của Cường mở ở Đ&agrave; Lạt. T&ocirc;i vội về nh&agrave; thu xếp &iacute;t h&agrave;nh l&yacute; rồi đi thẳng ra s&acirc;n bay; gi&acirc;y l&aacute;t sau t&ocirc;i đ&atilde; đến Đ&agrave; Lạt, v&agrave; c&oacute; mặt ở ph&ograve;ng triển l&atilde;m của Cường.</p> <p>T&ocirc;i c&ograve;n nhớ đ&oacute; l&agrave; một ng&agrave;y lễ Noel, v&agrave; bức tranh <em>Thiếu nữ trong m&agrave;u hoa anh đ&agrave;o</em> của Cường được nhiều người hỏi mua, trong đ&oacute; Cường vẽ một khu&ocirc;n mặt thiếu nữ từ khung cửa sổ của một biệt thự đang đăm đắm c&uacute;i nh&igrave;n xuống một nụ hoa anh đ&agrave;o m&ugrave;a xu&acirc;n.</p> <p>Ở Huế, Cường c&oacute; vẽ tặng t&ocirc;i bức<em> Cầu say</em>, đ&oacute; l&agrave;, những n&eacute;t c&oacute; vẻ nguệch ngoạc vẽ chiếc cầu Trường Tiền nổi bật tr&ecirc;n nền m&agrave;u gạch v&agrave; một chấm đ&egrave;n m&agrave;u v&agrave;ng le l&oacute;i tr&ecirc;n cao, như một dấu hiệu của &yacute; thức. C&oacute; lẽ đ&oacute; l&agrave; cơn say của ch&uacute;ng t&ocirc;i trong những đ&ecirc;m lang thang ở Huế.</p> <p>Ở Huế, đi lang thang cũng l&agrave; một sinh hoạt văn h&oacute;a. Cường lu&ocirc;n lu&ocirc;n ăn vận đ&agrave;ng ho&agrave;ng, l&uacute;c n&agrave;o cũng như mới, v&agrave; thường sang ph&ograve;ng gọi t&ocirc;i đi chơi. T&ocirc;i mặc một chiếc v&eacute;t cũ của anh Đỗ cho, &aacute;o kho&aacute;c v&agrave;o d&agrave;i qu&aacute; nửa vế, dệt bằng sợi len th&ocirc;, c&oacute; lẽ l&agrave; &aacute;o anh Đỗ thường mặc v&agrave;o ban đ&ecirc;m, l&uacute;c đứng chờ chị Quỳ tại ga t&agrave;u điện ngầm ở Paris.</p> <p>Thỉnh thoảng, ch&uacute;ng t&ocirc;i c&ograve;n c&oacute; Ng&ocirc; Kha nhập bọn. Ng&ocirc; Kha, vốn l&agrave; thi sĩ kh&aacute; nổi tiếng, l&agrave;m sĩ quan qu&acirc;n đo&agrave;n I đ&oacute;ng ở Đ&agrave; Nẵng. Thỉnh thoảng, Ng&ocirc; Kha ra Huế nghỉ ph&eacute;p v&agrave; c&ugrave;ng đi lang thang với ch&uacute;ng t&ocirc;i.</p> <p>Ch&uacute;ng t&ocirc;i thường ra khỏi nh&agrave; v&agrave;o l&uacute;c đ&ecirc;m đ&atilde; khuya, đường phố vắng kh&ocirc;ng c&oacute; xe cộ, cũng kh&ocirc;ng c&oacute; người. Ch&uacute;ng t&ocirc;i thường gh&eacute; v&agrave;o cư x&aacute; gi&aacute;o sư đại học rủ anh Đỗ đi chơi; v&agrave;o giờ ấy, chị Quỳ đ&atilde; đi ngủ, v&agrave; anh Đỗ c&ograve;n ngồi một m&igrave;nh, nhấm nh&aacute;p ly c&agrave; ph&ecirc; pha lo&atilde;ng v&agrave; đọc truyện chưởng Kim Dung.</p> <p>Ch&uacute;ng t&ocirc;i coi cuộc đi chơi bắt đầu từ nh&agrave; Sơn, l&uacute;c ấy, mọi người đ&atilde; đ&ocirc;ng đủ. Ch&uacute;ng t&ocirc;i đi theo đường phố dọc s&ocirc;ng Hương, k&eacute;o sang cầu Trường Tiền v&agrave; ngồi ở một qu&aacute;n c&agrave; ph&ecirc; nổi tiếng thời đ&oacute;. Đường vắng, hai h&agrave;ng c&acirc;y muối b&ecirc;n đường như chụm đầu v&agrave;o nhau th&agrave;nh một c&aacute;i v&ograve;m tr&ecirc;n đầu, v&agrave; con đường L&ecirc; Lợi như d&agrave;i th&ecirc;m ra dưới &aacute;nh đ&egrave;n đường.</p> <p>Thỉnh thoảng, tr&ecirc;n đường phố vắng, ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; gặp những người phu qu&eacute;t đường chở l&aacute; rụng trong những xe ba g&aacute;c v&agrave; đẩy đi c&agrave;nh cạch tr&ecirc;n mặt đường. Đi b&ecirc;n Sơn, t&ocirc;i h&aacute;t thầm những c&acirc;u h&aacute;t của Sơn: &ldquo;Đại b&aacute;c đ&ecirc;m đ&ecirc;m dội về th&agrave;nh phố. Người phu qu&eacute;t đường dừng chổi đứng nghe&rdquo;.</p> <p>C&ograve;n Ng&ocirc; Kha th&igrave; đọc cho ch&uacute;ng t&ocirc;i nghe b&agrave;i thơ mới l&agrave;m, Kha th&iacute;ch ng&acirc;m thơ dưới những h&agrave;ng c&acirc;y ban đ&ecirc;m, c&ograve;n t&ocirc;i th&igrave; th&iacute;ch nghe hết mọi c&aacute;i ngo&agrave;i giờ dạy học. H&igrave;nh như những l&uacute;c đ&oacute;, ch&uacute;ng t&ocirc;i mới nhận thức được rằng con người l&agrave; một tự do.</p> <p>T&ocirc;i nhớ c&acirc;u thơ của Ng&ocirc; Kha l&agrave;m trong những cuộc lang thang ấy:</p> <p>&quot;Lần hồi sinh tr&ecirc;n con t&agrave;u cuối c&ugrave;ng</p> <p>Chung quanh anh ph&ugrave; sa c&aacute;t đỏ</p> <p>Anh hỏi thầm về đời m&igrave;nh</p> <p>Gỗ đ&aacute; c&oacute; buồn kh&ocirc;ng?&quot;.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top