Triều Tiên tuyên bố phóng thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh lần hai

Triều Tiên tuyên bố phóng thử nghiệm thành công một vũ khí siêu thanh lần thứ 2, khẳng định đầu đạn tấn công chính xác mục tiêu cách xa hàng trăm dặm. Washington cáo buộc động thái này "gây bất ổn" tình hình khu vực.

Ngày 5/1, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, tên lửa siêu thanh được phóng thành công, tên lửa thực hiện " cơ động theo phương nằm ngang 120 km" từ góc phóng ban đầu, “đánh chính xác vào một mục tiêu xác định” cách bờ biển phía đông Triều Tiên khoảng 700 km (435 dặm). KCNA không công bố tốc độ của đầu đạn.

Vụ phóng thử đã chứng minh được khả năng kiểm soát và độ ổn định của đầu đạn siêu thanh lướt kết hợp với bay nhảy qua nhiều tầng độ cao và chuyển động ngang.

Tên lửa siêu thanh thường bay với tốc độ thấp nhất là Mach 5, khoảng 6.125 km/giờ, khiến phòng không đối phương có rất ít thời gian để đánh chặn.

Ngày 4/1, Quân đội Hàn Quốc thông báo về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên lần đầu tiên trong năm 2022. kể từ vụ phóng thử tên lửa tháng 10/2021, Seoul kể từ đó thúc giục Triều Tiên “chân thành đáp lại những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tạo hòa bình và hợp tác thông qua đối thoại”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ, Đại tá Kim Jun-rak - phát ngôn viên Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc - tuyên bố "Hàn Quốc và Mỹ đã phát hiện tên lửa đạn đạo bằng các phương tiện tình báo, trinh sát và có khả năng đánh chặn cuộc tấn công",.

Chỉ vài giờ sau vụ thử nghiệm tên lửa, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có mặt tại sự kiện khởi công tuyến đường sắt qua thị trấn biên giới Goseong - một nỗ lực tái kết nối quá cảnh giữa hai nước.

Bộ Ngoại giao Mỹ lên án vụ thử tên lửa là "vi phạm hàng loạt nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", và là "mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Triều Tiên và cộng đồng quốc tế."

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương quân đội Mỹ trước đó thừa nhận vụ phóng tên lửa thử nghiệm này không gây mối đe dọa tức thời đối với nhân viên hoặc lãnh thổ nước Mỹ, hay đối với các đồng minh, nhưng vẫn lên án vụ phóng tên lửa có “tác động gây mất ổn định” trong khu vực.

Bình Nhưỡng lần đầu tiên tuyên bố sở hữu vũ khí siêu thanh - tên lửa Hwasong-8 - sau một cuộc thử nghiệm tháng 9/2021. Vào thời điểm đó, các quan chức quân sự Seoul cho biết, vũ khí siêu thanh của Bình Nhưỡng đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Mặc dù Triều Tiên đã hạn chế thử nghiệm tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân từ năm 2017, nhưng những cuộc thử nghiệm vũ khí tầm ngắn và tầm trung thường xuyên bị Mỹ tấn công cáo buộc gây bất ổn định khu vực, đe dọa Mỹ và đồng minh, quốc gia này vẫn duy trì sự hiện diện của khoảng 30.000 binh sĩ ở Hàn Quốc.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top