Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

CHÀO NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023 Bạn đọc quý mến! Trong không khí náo nức chào đón Năm mới Quý Mão 2023, với nhiều niềm vui, đổi mới và hy vọng, Báo Tri thức và Cuộc sống xin gửi tới Quý bạn đọc ấn phẩm Tết đặc biệt, với chủ đề: “Tự mình - Tự soi - Tự sửa”. Năm 2022 đã khép lại với bao bộn bề, diễn biến phức tạp của thế giới và khó khăn, thách thức trong nước. Điều này làm chúng ta nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt”. Khởi đầu năm 2023, Tri thức và Cuộc sống đổi mới toàn diện hệ sinh thái báo chí, với nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung, hình ảnh ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đọc - xem - nghe báo. Ban Biên tập xác định Báo điện tử (trithuccuocsong.vn/kienthuc.net.vn) là trung tâm của toà soạn hội tụ đa phương tiện, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số triệt để báo in. Với QRcode trên ấn phẩm in Khoa học và Đời sống, bạn đọc có thể tiếp cận thân thiện giao diện e-Paper, cũng như theo dõi các bài viết, trang mục đặc sắc với thông tin hữu ích trên trang khoahocdoisong.vn. Trước thềm Năm mới, Báo Tri thức và Cuộc sống xin gửi lời tri ân tới các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia, bạn đọc và cộng tác viên luôn đồng hành với mỗi bước phát triển của Toà soạn, để Báo Tri thức và Cuộc sống không ngừng sáng tạo, hoàn thiện, trở thành cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, là Tiếng Nói của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà. Xin kính chúc Quý bạn đọc một năm mới thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng! P. TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH Nguyễn Thị Mai Hương

“TỰ MÌNH, TỰ SOI, TỰ SỬA” “TẾT LÀ BẢN SẮC… NHẤT ĐỊNH PHẢI GIỮ” GDP NĂM 2023 TĂNG 6,5%: THÁCHTHỨC...KỲVỌNG?! 108 58 Việt Nam và dấu ấn nămMão PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh: Dự báo bức tranh địa chính trị-kinh tế thế giới, Biển Đông năm 2023 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU IN TẠI: NHÀ IN QUÂN ĐỘI 1 TRÌNH BÀY: NGUYỄN TIẾN THỰC TRỤ SỞ: 53 NGUYỄN DU, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI CHỦTỊCHVUSTAPHANXUÂNDŨNG: TSPHANTHANHHẢI: TS LÊĐĂNGDOANH: 8 12 16

LÀM GÌ ĐỂ... “BIẾT TUỐT”, KHÔNG TỤT HẬU Ở THỜI ĐẠI 4.0? “THEO ĐUỔI TẬN CÙNG ĐAM MÊ, QUẢ NGỌT SẼ TỚI” “CÓ ÔNG CHỒNG NÀO KHÔNG THÍCH VỢ ĐẸP” NSND Trọng Trinh: “Mạng xã hội như con dao hai lưỡi” Giờ tốt, hướng xuất hành đại cát ngày Tết Bánh chưng, thịt đông dễ ghiền dễmập… phải làm sao? 72 Thâmnhập “chợMèo” Hà Cầu 110 22 142 C O N T E N T S ĐẶT MUA BÁO VÀ QUẢNG CÁO: 024 6 254 3519 Email: quangcao.trithuccuocsong@gmail.com GIÁ: 65.000 Đ XUẤT BẢN THEO GIẤY PHÉP SỐ: 187/GP-XBĐS NGÀY 29/12/2022 CỦA CỤC BÁO CHÍ - BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI HÀ NỘI: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO, QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM: TẦNG 5, 224 ĐIỆN BIÊN PHỦ, PHƯỜNG VÕ THỊ SÁU, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GSNGUYỄNLÂNDŨNG: PGS.TS LÊ THỊ KIMPHỤNG: HOAHẬUHÀKIỀUANH: 84 130 34

8 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 “TỰ MÌNH, TỰ SOI, TỰ SỬA” không nhút nhát; hay hỏi; nhẫn nại; hay nghiên cứu, xem xét; vị công vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; giữ chủ nghĩa cho vững; hy sinh; ít lòng ham muốn về vật chất; bí mật. TSKH PHAN XUÂN DŨNG Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam “CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI THÁNH THẦN, AI CŨNG CÓ PHẦN THIỆN, ÁC Ở TRONG LÒNG. QUAN TRỌNG LÀ MỖI NGƯỜI CẦN: TỰ MÌNH PHẢI, ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI, LÀM VIỆC PHẢI; THEO ĐÓ BIẾT TỰ SOI, TỰ SỬA, KIÊN QUYẾT CHỐNG LẠI CÁI XẤU...”, TSKH PHAN XUÂN DŨNG - CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM NÓI. Chào Xuân Quý Mão 2023, Báo Tri thức và Cuộc sống xin giới thiệu bài viết của TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. “Tự mình” Năm 1927, trong cuốn Đường Kách Mệnh, khi bàn về người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập ba mối quan hệ: 1/Tự mình phải; 2/ Đối với người phải và 3/ Làm việc phải. Về lý luận và thực tiễn, “đối với tự mình” là nói đến yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong; còn “đối với người” là nói đến yếu tố khách quan, yếu tố bên ngoài. Triết học mácxít chỉ ra rằng, yếu tố chủ quan - yếu tố bên trong là yếu tố đóng vai trò quyết định. Bác Hồ của chúng ta đã nêu cụ thể, rất kỹ và rõ về 14 tiêu chuẩn “tự mình phải”. Đó là: cần kiệm; hòa mà không tư; cả quyết sửa lỗi mình; cẩn thận mà GÓC NHÌN TÂN XUÂN

9 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 Người chỉ rõ với từng người phải khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo và hay xem xét người - đó chính là 05 chuẩn mực quan hệ “Đối với người phải”. Còn trong “Làm việc phải”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ 04 tiêu chuẩn: xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm và phục tùng đoàn thể. “Tự mình không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật là vô lý”, Bác Hồ từng nói và chi tiết hơn: “Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù trên thế giới, muốn đánh thắng thực dân phong kiến là kẻ thù trong nước thì trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình; phải chính tâm tu thân mới có thể trị quốc bình thiên hạ”. Theo đó, có thể nhận thấy, trong tất cả mối quan hệ ở mọi thời kỳ, mỗi người phải xử sự, xử thế các mối quan hệ: tự mình, đối với người, đối với việc; nếu không tự biết mình thì khó mà biết người; muốn biết đúng sự phải trái ở người ta thì trước hết phải biết đúng sự phải trái ở mình. Một bộ phận con người hiện nay thấy khó thì ngã lòng, không hiểu rằng nước chảy đá mòn và có công mài sắt, có ngày nên kim. Việc gì khó mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải làm nổi. Một ngày làm chưa xong, thì nhiều ngày quyết tâm Tác phẩm Đường Kách Mệnh được ra đời vào năm 1927, là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các khóa huấn luyện học viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đề cập nhiều đến vấn đề xác định chuẩn mực đạo đức, tư cách một người cách mạng - những hạt nhân cốt cán của Đảng, tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc.

10 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 làm sẽ xong. Đời này làm chưa xong thì đời sau nối theo làm, phải xong. Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan, thì mỗi người phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm, không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng, chí mới đồng, tâm mới đồng và biết cách làm thì làm mới chóng. “Tự soi, tự sửa” Trong di sản cho các thế hệ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm không chỉ cá nhân, mà cả tổ chức trong việc tự rèn, tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh, tự vượt lên chính mình. “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh, mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”, Người nhắc nhở. Theo Bác Hồ kính yêu, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa… Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là

11 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”. Trong đổi mới, nhận thức rõ ý nghĩa to lớn, sâu xa của tự soi, tự sửa, Đảng ta khẳng định: “Sức mạnh của Đảng, của mỗi đảng bộ và đảng viên không chỉ ở ưu điểm, mà còn ở chỗ nhận rõ và sửa chữa bằng được những vấn đề tồn tại, những sai lầm, khuyết điểm và tự vượt lên chính bản thân mình” (trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr.64). Làm theo “lời dạy, nhắc nhở” của Bác, tất cả cán bộ, nhân viên thuộc hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tự giác, tự tu dưỡng, tự rèn luyện; tự phê bình và phê bình. Đây chính là đấu tranh ngay với cái tôi ở trong mình, là “thang thuốc hay nhất” để chữa chỗ dở và phát huy cái tốt. Tự soi, tự sửa là để mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước, cho dân, cho Đảng, chứ không phải mưu lợi cho cá nhân; là để tránh tự kiêu, tự đại; là chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải học và giúp người tiến bộ; không nịnh hót người trên và không xem thường người dưới. “Pháp trị” phải đi đôi với “đức trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức, nhưng cũng rất mực đề cao vai trò, sức mạnh của luật pháp. Thượng tôn pháp luật dựa trên các chuẩn mực đạo đức và ngược lại. “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị”, trong đó “pháp trị” nghiêm khắc, công minh và “đức trị” bao dung, thấu tình đạt lý...n Nhiều cán bộ các cấp bị kỷ luật... vì sao? “Là con người, luôn tồn tại trong mỗi cá thể phần con và phần người, từ người lãnh đạo chủ chốt đến đảng viên thường, đến người dân, đều có những biểu hiện tâm lý, tính cách hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc và tham vọng, dục vọng... Cán bộ quyền cao, chức trọng, thì càng bị thử thách nhiều hơn. Vì thế, để trở thành một đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, phải giữ đúng tư cách của người đảng viên, làm chủ bản thân mình” - TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

12 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 “Tết làbảnsắc… nhất địnhphải giữ” TẾT CỔ TRUYỀN KHÔNG CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ MỘT KỲ NGHỈ, MÀ LÀ VĂN HÓA, CHU TRÌNH, VÒNG QUAY CỦA TỰ NHIÊN ĐỂ MỖI NGƯỜI CÓ SỰ NHÌN NHẬN LẠI CHÍNH MÌNH, GẮN BÓ VÀ SUM VẦY… NGƯỜI TA CÓ THỂ HÒA NHẬP MỌI THỨ, NHƯNG VĂN HÓA CẦN PHẢI GIỮ. TS PHAN THANH HẢI: Đây là quan điểm của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thừa Thiên Huế khi trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống trong những ngày giáp Tết. Đề xuất bỏ Tết cổ truyền là rất sai lầm! l Không ít người sợ, ngại Tết, cho rằng ăn Tết không còn phù hợp. Suy nghĩ của ông thế nào? - Cần giữ Tết cổ truyền, bởi Tết là kết tinh của văn hóa truyền thống. Cuộc đời con người vốn là vòng quay sinh, lão, bệnh, tử… Còn Tết là chu trình, vòng quay của tự nhiên, đồng thời cũng là chu trình sinh học của con người. Sau một năm, mỗi người cần có sự nhìn nhận lại, xem chúng ta đã làm được gì, chuẩn bị cho năm tới thế nào… Tết không đơn giản chỉ là một kỳ nghỉ ngơi, mà còn có ý nghĩa đặc biệt như thế. Còn một điều nữa, Tết là dịp để sum vầy, gắn kết mối quan hệ của cộng đồng, gia đình, dòng tộc. Điều này hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Nếu không có sự gắn kết, mọi mối quan hệ sẽ dần dần tách rời. MAI LOAN (thực hiện)

13 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 l Theo ông, có nên chuyển sang ăn Tết Dương lịch, khi Tết Tây vẫn giữ được ý nghĩa đoàn viên, chu trình sinh học, tự nhiên, mà lại hội nhập với thế giới? - Những người đề xuất bỏ Tết cổ truyền là không hiểu gì về văn hóa và rất sai lầm. Người ta có thể hòa nhập mọi cái, nhưng riêng văn hóa thì phải giữ bản sắc. Giống như trang phục, tại sao Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế lại chủ trương mặc áo dài, khôi phục quốc phục dân tộc? Bởi vì chúng ta càng hội nhập, càng phải có cái riêng trong cái nhận diện. Tết cũng thế, nhưng có cấp độ cao hơn rất nhiều, bởi nó là biểu trưng văn hóa của một dân tộc. Nếu chúng ta bỏ cái Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch thì sẽ mất đi cái riêng của chính mình, bị hòa tan, không có ý nghĩa. Có thể thay đổi theo quy luật tự nhiên… nhưng cái gì cần giữ phải giữ l Nhiều phong tục, lễ nghi đã được thay đổi cho phù hợp với thời hiện đại. Trong dịp Tết, nhiều gia đình đã chọn đi du lịch thay vì ở nhà… Dù không muốn, quy luật phát triển vẫn tự điều chỉnh những gì phù hợp, kể cả văn hóa, thưa ông? - Mọi cái đều có thể biến đổi theo quy luật phát triển. Nhưng cần phải tinh tường nhìn ra, cái gì cần giữ phải giữ, cái gì có thể điều chỉnh. Như Tết cổ truyền, gắn với hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tét… là những cái thuộc về bản sắc văn hóa của Việt Nam. Là bản sắc thì nhất định phải giữ. Còn việc có thể cùng nhau đi chơi, đi du lịch, chứ không nhất thiết phải ở nhà tất cả các ngày Tết… thì có thể tùy hoàn cảnh mà thích nghi cho phù hợp. l Trong ký ức, điều nào khiến ông nhớ nhất khi nghĩ về Tết? - Tết ở Huế có rất nhiều cái đáng nhớ với những phong tục đẹp. Một trong những điều tôi nhớ nhất là sự sum họp: những bữa cơm đông đủ cả nhà, không khí rộn ràng, náo nức trước Tết khi cùng nhau dọn dẹp, “Nếu chúng ta bỏ cái Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch thì sẽ mất đi cái riêng của chính mình, bị hòa tan, không có ý nghĩa”.

14 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 trang trí nhà cửa, dựng cây nêu, chuẩn bị các món ăn… Cả năm tha hương, mỗi người một công việc, đến Tết mới có dịp họpmặt, đem lại cảm giác về sự ấm áp của tình cảm gia đình và ý thức về nguồn cội. Tôi cho rằng, đây vẫn là điều rất cần đối với con người Việt Nam hiện đại. Cứ phải kỷ lục… sao không thi nấu bánh chưng thời Hùng Vương l Nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối trước những vẻ đẹp của Tết xưa. Ông có buồn, tiếc trước những thay đổi của Tết hiện đại? - So với thời tôi còn nhỏ, Tết đã thay đổi rất nhiều! Là một người học sử, tôi hiểu quy luật phát triển, sự vận động của lịch sử và biết rằng, với những thứ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, thì có tiếc cũng không thể níu kéo được. Cách đây nhiều năm, khi cấm đốt pháo, cũng có nhiều ý kiến cho rằng sẽ làm mất đi một đặc trưng của Tết cổ truyền, rất là buồn. Nhưng rồi cũng quen dần và ủng hộ… Hay có những quy định nghiêm ngặt về uống rượu bia khi tham gia giao thông…Còn với những phong tục đẹp như nấu bánh chưng, bánh tét thì cần phải giữ. l Nhưng giữ như thế nào, cũng là vấn đề đáng bàn, thưa ông? - Đúng vậy! Tôi không hiểu vì sao cứ phải làm những kỷ lục như bánh chưng to nhất, mà không tổ chức lại các cuộc thi nấu bánh chưng từ thời Hùng Vương. Điều đó rất ý nghĩa bởi nó gợi nhắc nguồn cội, làm cho mọi người nhớ tới tổ tiên mình… Phục dựng lại văn hóa Huế, con người Huế l Ở cương vị là người đứng đầu ngành văn hóa của tỉnh, ông có những định hướng gì? - Chúng tôi thực thi nhiều giải pháp, trong đó có tuyên truyền cho người dân về truyền thống văn hóa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Sở VHTT&DL đang phối hợp với Hội Khoa học lịch sử thực hiện đề tài về văn hóa Huế, con người Huế. Theo đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu và xác định rõ, những gì là đặc trưng, bản sắc thì giữ gìn, bảo tồn, cái gì có thể điều chỉnh, loại bỏ. Cùng với việc triển khai đề tài này, chúng tôi cũng đồng thời đề xuất với chính quyền và các ngành phục hồi lại việc dựng cây nêu ngày Tết. Hiện nay, việc dựng cây nêu đã lan tỏa tới hệ thống chùa của Huế, rất nhiều gia đình cũng bắt đầu khôi phục lại phong tục này. Việc này dù rất nhỏ, đơn giản nhưng lại rất đẹp, ý nghĩa. Trẻ em, người lớn khi nghe kể lại câu chuyện về dựng nêu, sẽ ý thức Bây giờ nông thôn phát triển hơn, nhưng con người dường như lại xa nhau hơn. Tôi thấy điều đó đúng. Người ta xa nhau khi những giá trị cố kết, cộng đồng, làng xóm không còn. Giờ phải khôi phục điều đó và vai trò của định hướng văn hóa rất quan trọng.

15 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 về truyền thống văn hóa, gắn kết mối quan hệ cộng đồng. Chúng tôi cũng chủ trương phục hồi áo dài truyền thống, áo dài ngũ thân Huế và đang được người dân ủng hộ. Đó chính là định hướng văn hóa. Thế giới hội nhập… vẫn cần giữ giá trị truyền thống l Nhìn rộng ra các nước, họ làm thế nào để gìn giữ các giá trị truyền thống? - Thế giới hội nhập, có điều kiện tiếp xúc, đi nhiều nơi, nhiều người cho rằng là những giá trị phương Tây văn minh hơn. Nhưng rồi, khi đất nước phát triển, đến một lúc nào đó, ta sẽ thấy hẫng hụt khi mất hết các giá trị truyền thống. Càng hội nhập, chúng ta càng thấy sự cần thiết, sâu sắc của giá trị truyền thống. Nhật Bản là một bài học điển hình, là một dân tộc rất văn minh, hiện đại, nhưng người ta vẫn giữ các giá trị truyền thống, vì đã từng có giai đoạn sai lầm rồi, bây giờ đã quay lại. Có một thời kỳ chúng ta gần như chối bỏ và đã thấy sự khủng hoảng rất lớn về đạo đức gia đình, đạo đức xã hội. Giờ là lúc cần phải nhận diện rõ và quay trở lại. Làm được điều đó, chúng ta sẽ vững vàng khi hội nhập, không lo bị hòa tan và đủ sức mạnh, năng lực để tiếp thu các cái tinh hoa của nhân loại. l Trong gia đình, ông dạy các con thế nào về truyền thống? - Tôi có hai con đều đi học ở nước ngoài, nhưng cháu nào cũng mang theo mấy bộ áo dài để mặc khi tham gia các diễn đàn giao lưu... Ngoài ra, còn phải biết nấu một số món ăn của Việt Nam, nhất là những món gắn liền với ngày Tết. Các con tôi đều được nghe kể câu chuyện về gia đình, gốc gác, về ông bà, cha mẹ... thấm dần vào trong tâm hồn, suy nghĩ và sau này các con lại truyền cho thế hệ tương lai. Mỗi gia đình có ý thức giữ gìn văn hóa sẽ góp phần tạo nên cộng đồng văn hóa. l Trân trọng cảm ơn ông!n “Với những thứ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, thì có tiếc cũng không thể níu kéo được”.

16 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 HẢI NINH (thực hiện) NĂM QUÝ MÃO SẼ ĐEM LẠI NHỮNG CƠ HỘI CHO NỀN KINH TẾ, ĐỒNG THỜI DỰ BÁO NHIỀU THỬ THÁCH NGHIÊM KHẮC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống nhân dịp Tết Nguyên đán, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) bày tỏ sự lạc quan với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% năm 2023, mà Quốc hội vừa thông qua. GDP NĂM 2023 TĂNG 6,5%: Thách thức... kỳvọng?! Dự phòng các kịch bản l Năm 2023 đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, liệu có khả thi khi dự báo kinh tế còn nhiều thách thức? - Tình hình thế giới đã và sẽ biến động khó lường, khó dự báo: chiến tranh Ukraine diễn biến thế nào, đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, gây đứt gãy chuỗi giá trị, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gặp nhiều trở ngại trong khi chủ nghĩa dân tộc trong thương mại quốc tế nổi lên nhưmột phương thức tự vệ… Theo đó, điều này đòi hỏi chúng ta phải kịp thời nhận định rõ những thay đổi tình hình

17 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 và có quyết sách phù hợp, dự phòng các kịch bản khác nhau: giá dầu thô, lương thực biến động, kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái, nhiều nước điều chỉnh tỷ giá và lãi suất, sức mua ở một số thị trường sản của Việt Nam... Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta. Hiện, các nước nhập khẩu đều đặt ra những yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về chế độ lao động, bảo vệ môi trường mà các mặt hàng xuất của nước ta phải tuân theo. Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi sang kinh tế số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nước ta. Đổi mới cơ chế quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta là đòi hỏi cấp bách chúng ta cần đáp ứng. Nông nghiệp đã đạt được những tiến bộ quan trong, xuất khẩu nônglâm-thủy sản đạt kỷ lục, khai thông được nhiều thị trường mới, vận dụng kinh tế số trong nông nghiệp đạt nhiều tiến bộ, thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. l Theo ông, cần làm gì để vượt qua các rào cản kinh tế? - Dự kiến tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt so với năm 2022, chỉ vào khoảng xuất khẩu truyền thống của nước ta giảm sút. Bên cạnh đó, cuộc đối đầu Mỹ-Trung tạo cơ hội cho hàng dệt may tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, giá nông sản tăng cũng tạo cơ hội tăng giá của hàng nông

18 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 6,5%, công ăn việc làm sẽ khó khăn hơn. Chính phủ cần tiếp tục có những gói trợ cấp cho doanh nghiệp và người lao động để duy trì sản xuất, bảo đảm đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần chuyển mạnh sang kinh tế số, vận dụng khoa học-công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Cần kịp thời trao đổi thẳng thắn với người lao động, động viên, chia sẻ thông tin với người lao động để tạo ra sự đồng thuận, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức. Cần đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm thực sự các điều kiện kinh doanh (không cắt giảm hình thức, ghép ba điều kiện kinh doanh vào một thông tư, nói là cắt giảmmà không cắt giảm gì, không giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp), thực hiện công khai minh bạch, công bố lên mạng người nào chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp, bao giờ trả lời... Cần mở rộng gói tín dụng, thúc đẩy đầu tư công l Nhiều nhóm giải pháp được đề ra cho năm 2023, “Cái gì phù hợp với ngày hôm qua có thể không còn phù hợp cho ngày mai”. Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất 10 NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

19 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 trong đó kiên định ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt, ông đánh giá thế nào? - Chính phủ đặt mục Cần tiếp tục mở rộng gói tín dụng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hồi sinh và thành lập doanh nghiệp mới. Số doanh nghiệp trên 1000 dân của nước ta còn rất thấp, chính phủ, chính quyền các cấp cần tiếp tục cải cách, khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, nâng cấp các hộ kinh tế gia đình thành doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, cắt giảm chi phí bôi trơn (chi phí phi chính thức), tiếp tục gói miễn, giảm thuế đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích. Các doanh nghiệp phải phân tích tình hình thị trường, tổ chức lại và tái cơ cấu sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ thích hợp. Cái gì phù hợp với ngày hôm qua có thể không còn phù hợp tiêu kép vừa tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định kinh tế vĩ mô là một thách thức không nhỏ, song khả thi vì kinh tế nước ta còn những tiềm năng có thể được phát huy. đai, tài nguyên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. “Đầu tư công là động lực quan trọng, sẽ mở rộng và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, logistics, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển”.

20 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 cho ngày mai. l Đầu tư công sẽ được giải ngân rốt ráo hơn và vẫn là một trong những động lực tăng trưởng trong năm 2023. Quan điêm cua ông vê vân đê nay? - Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công như một đòn bẩy để cải thiện kết cấu hạ tầng ( đường xá, cầu cống, mạng lưới Internet…), đầu tư vào giáo dục, đào tạo để cải thiện nguồn nhân lực. Đầu tư công là động lực quan trọng vì sẽ mở rộng và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng logistics, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác, tận dụng các cơ hội đầu tư công như mở ra xa lộ, bến cảng, sân bay mới. Đầu tư công cần chú trọng đến thúc đẩy vận dụng khoa học-công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kỳ vọng 2023 là năm “Đổi mới lần hai” l Trong Nghị quyết của Quốc hội có yêu cầu nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả đầu tư công. Điều này có ý nghĩa thế nào, thưa ông? - Nguồn thu ngân sách cần được mở rộng ra những lĩnh vực chưa thu được đầy đủ như thu về đất đai về kinh tế số, thương mại điện tử… Trên cơ sở gia tăng nguồn thu có thể xem xét mở rộng các gói cứu trợ, cắt giảm thuế, phí, động viên người dân mở rộng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài… l Nhiều mục tiêu khác như bình quân thu nhập trên đầu người đạt 4.400 USD, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, vậy cơ sở nào để đạt được? - Cần cải cách thể chế, cắt giảm bộ máy hành chính trùng lắp, cắt giảm trợ cấp từ ngân sách cho tổ chức Theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 mà Quốc hội đã thông qua tại phiên họp ngày 10/11 xác định các chỉ tiêu chủ yếu như: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; Tốc độ tăng năng suât lao động xã hội bình quân khoảng 5,0 – 6,0%…

21 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 quần chúng, thực hiện công khai minh bạch thu chi ngân sách nhà nước. Thí dụ như đi công tác trong nước không cần chuyên cơ, hoàn toàn có thể sử dụng các chuyến bay thương mại, cắt giảm chi phí trang hoàng khẩu hiệu, băng rôn tốn kém, người đi xe máy không thể đọc khẩu hiệu trong môi trường giao thông quá đông đúc… Cắt giảm chi phí ngân sách trung ương và địa phương chi cho tham quan khảo sát trong nước và ngoài nước kém hiệu quả, nghiêm cấm các hình thức huy động đóng góp của doanh nghiệp cho tiệc tùng, chiêu đãi của quan chức và các đoàn tham quan, khảo sát. Cần vận dụng thông suốt Chính phủ điện tử, kinh tế số, công dân số, giảm bớt chi phí giấy tờ, thời gian và tiền bạc của dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, phát động quần chúng tích cực tham gia góp ý kiến, tố giác tham nhũng, lạm dụng quyền lực, lợi ích nhóm, tạo sự chuyển biến về chất trong bộ máy hành chính nhà nước và chi tiêu ngân sách công.. l Là một chuyên gia kinh tế, ở góc độ cá nhân, ông có kỳ vọng gì về kinh tế Việt Nam trong năm 2023? - Hy vọng năm 2023 là năm Đổi Mới lần hai, năm chuyển mạnh sang kinh tế số, phát huy mạnh mẽ dân chủ, sáng tạo của người dân, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước. l Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!n

22 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 NẾU MUỐN CẦU TIỀN BẠC, HÃY XUẤT HÀNH VỀ HƯỚNG TÀI THẦN TÂY NAM; CẦU MAY MẮN, HỶ KHÁNH, NÊN ĐI VỀ HƯỚNG TÂY BẮC ĐỂ GẶP HỶ THẦN. Giờ tốt, HƯỚNGXUẤTHÀNH ĐẠICÁTNGÀYTẾT TS VŨ THẾ KHANH (Tổng giám đốc Liên hiệp UIA) Chọn giờ lành xuất hành đầu năm là một phong tục có từ lâu đời và được nhiều người coi trọng vì điều này giúp gia chủ cảm thấy an tâm khi xuất hành làm các việc đại sự. Tết Quý Mão, mồng 1 là ngày tốt Tết Nguyên đán Quý Mão, mồng 1 vào chủ nhật (ngày 22/1), ngày Canh Thìn, là ngày tốt vì có các sao Thiên Phúc, Thiên Tài, Ngọc Đường, Lộc Khố. Ngày mồng 2, 3 thì không tốt vì là ngày sát chủ, sát sư...; Ngày mồng 4 cũng tốt vì có giải thần Minh Tinh, Phả Hộ...; Ngày mồng 5 (ngày con nước) lại có Ngọc Đường Hoàng Đạo; Ngày mồng 6 có Cát Khánh Âm Đức, Phúc sinh nên có thể khánh thành, mở cửa hàng...; Ngày mồng 9 có Thanh Long Hoàng Đạo... Tùy theo đặc tính của sự kiện mà

23 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 ta luận đoán điềm lành hay điềm không lành. Theo cách tính giờ xuất hành theo Lục nhâm Lý Thuần Phong có thể giúp bạn đọc dễ dàng tính được giờ tốt, xấu. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm tinh thần khi xuất hành làm các việc đại sự quan trọng như đi giao dịch làm ăn, ký kết hợp đồng, mở cửa hàng, khai trương, đón dâu, động thổ, nhập trạch... Giờ Đại An (Tí, 23h-01h): Giờ này là giờ tốt, xuất hành thời gian này vô cùng cát lợi, được quý nhân độ trì, phù hộ bình an. Nếu xuất hành cầu tài lộc thì nên đi về hướng Tây Nam, kết quả sẽ tốt đẹp, đạt thành ýmuốn: “Đại An sự việc cát xương, Cầu tài hãy đến khôn phương mới là (Tây Nam)”. Giờ LưuNiên (Sửu, 01h-03h): Xuất hành giờ này người đi hay bị chậm trễ về thời gian, có thể sẽ có những việc đột xuất làm ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông. Đi vào giờ này nên chú ý đến tiền bạc, cần cất giữ cẩn thận để tránh bị mất. Bên cạnh đó, giờ Lưu Niên không nên tiến hành các việc có liên quan đến giấy tờ, kiện tụng, vì kết quả khó đạt thành như mong muốn. Giờ Tốc Hỷ (Dần, 03-05h): Giờ Tốc Hỷ mọi sự hanh thông, giờ này chủ sự vui vẻ và may mắn. Là giờ tốt nhất để người đi tiến hành gặp cấp chính quyền, cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục hành chính. Xuất hành đưa dâu, rể,... Giờ Tốc Hỷ xuất hành, đem lại kết quả suôn sẻ, nhanh chóng, đại sự dễ thành, đi xa có tin mừng báo về cho gia đạo. Cầu tài thì nên đi hướng Nam kết quả sẽ tốt đẹp. Giờ XíchKhẩu (Mão, 05- 07h): Chủ sự về mâu thuẫn và thị phi. Nếu xuất hành giờ này, người đi có thể gặp phải những tranh luận, xung đột. Vì vậy mà nên tránh chọn giờ Xích Khẩu để tham gia các hoạt động đội nhóm, hội họp, thuyết trình,… Giờ Tiểu Cát (Thìn, 07-09h): Giờ cát lành, xuất hành giờ này thì mọi sự thuận lợi, nhất là kinh doanh buôn bán, tính toán làm ăn. Giờ Tiểu Cát rất thuận cho người đi tiến hành làm các việc như: Từ thiện, đi chùa, miếu, cám ơn, đền ơn người khác, cầu bệnh nhanh khỏi… Giờ Tuyệt Lộ (Tỵ, 09 h-11h): Giờ này mà người xuất hành cầu tài lộc thì khó thành, giải quyết các sự việc quan trọng cũng khó đạt được kết quả tốt đẹp. Người đi nên tránh xuất hành làm các việc quan trọng vào giờ Tuyệt Lộ. Các giờ tiếp theo lại theo chu kỳ , ví dụ: Ngọ (11h-13h) Đại An, Mùi (13h-15h) Lưu Niên. Trước đây, người ta có quan niệm sai lầm rằng cứ Giao thừa thì ra đình, chùa, miếu mạo…để hái lộc, bẻ cành. Như vậy là “triệt phá tài lộc”, chưa kể những giây phút Giao thừa những cô hồn không nơi nương tựa, không nơi thờ cúng vẫn lẩn quất đậu vào những cành lộc cây đó, khi ta xin hái về thì giống như đã chính thức thỉnh mời các lực lượng đó về nhà. Khi được chủ nhà mời về thì họ ở đó hợp luật, nếu ta thờ cúng họ không chu đáo thì tất sẽ gây phiền hà cho mình, bởi căn cơ của họ còn thấp, dễ sân hận nếu không được cúng cấp tử tế.

24 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 Cúng Tết, dâng sao giải hạn sao cho đúng? Dâng sao giải hạn Quý Mão nên: Giữ giới lục hòa: 1-Thân hòa đồng trụ, 2- Khẩu hòa vô tranh, 3- Ý hòa đồng duyệt, 4- Giới hòa đồng tu, 5- Kiến hòa đồng giải, 6- Lợi hòa đồng quân. Việc xuất hành nên chọn hướng không có dịch bệnh. Chọn người xông nhà, xông đất là người khỏe mạnh, không bị nhiễmdịch bệnh, và là người thiện lương, phúc hậu … Hành trang Lưu ý: Đây chỉ là cách bấm độn của người xưa, chúng ta có thể tự kiểm chứng, linh tại ngã, bất linh tại ngã. Hướng xuất hành đầu năm 2023 Người xưa chọn hướng xuất hành đúng giờ tốt, hướng tốt, chọn ngày khai trương, mở hàng tốt cũng quan trọng không kém bởi cả ba yếu tố này đều sẽ giúp cả năm may mắn, nhiều tài lộc. Theo sách và cách luận của người xưa, đầu năm Quý Mão 2023, nếu gia chủ muốn cầu tài lộc, hãy xuất hành về hướng Tây Nam, Tây Bắc. Gia chủ muốn cầu hỷ khí, may mắn, nên đi về hướng Tây Bắc. Xét về phong thủy phương vị, có tất cả 8 hướng, mỗi hướng ứng với các quẻ vị và mang ngũ hành khác nhau, cụ thể: lHướng Nam: Thuộc Quẻ Ly, hành Hỏa lHướng Bắc: Thuộc Quẻ Khảm, hành Thủy lHướng Đông: Thuộc Quẻ Chấn, hành Mộc lHướng Tây: Thuộc Quẻ Đoài, hành Kim lHướng Đông Nam: Thuộc Quẻ Tốn, hành Mộc lHướng Đông Bắc: Thuộc Quẻ Cấn, hành Thổ lHướng Tây Nam: Thuộc Quẻ Khôn, hành Thổ lHướng Tây Bắc: Thuộc Quẻ Càn, hành Kim Hướng xuất hành đầu năm được tính từ nơi gia chủ ở so với hướng muốn đến. Vì vậy, để cầu mong tài lộc vượng phát năm Quý Mão, lần đầu tiên bước ra khỏi nhà, bạn nên đi về hướng Tây Nam hoặc Tây Bắc sau đó đi tiếp các nơi khác. Tương tự với việc cầu mong gặp Hỷ Thần, nên đi về hướng Tây Bắc rồi mới đi sang các hướng khác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là khái niệm quy ước tương đối thôi, vì có những khu nhà chung cư hàng ngàn người cùng phải đi chung một “hướng xuất hành” chẳng còn phụ thuộc vào năm, vào tuổi và “tương sinh tương khắc”. Theo quan niệm dân gian, năm tới là năm Quý Mão, do vậy người ta thường chọn người có tuổi Tam hợp với tuổi Quý Mão để xông nhà, đó là những người tuổi Hợi, Mão, Mùi. Cũng có những người chọn thêm tuổi Tuất (là tuổi nhị hợp với năm Mão).

25 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 đầu năm là hướng thiện, ban phát điều lành cho muôn người, và giữ giới Lục hòa. Thờ cúng ngày Tết nên dâng Ngũ Vị Thực, đặc biệt là Hiếu thực, Hỷ Thực và Pháp thực. Cúng Ngũ vị thực bao gồm: Tịnh tài: Cúng dâng bằng tiền thật, tiền thanh tịnh, không phải tiền do tham ô, tham nhũng, trộm cướp, không cúng tiền, vàng giả. Tiền nhiều hay ít là tùy tâm, dâng cúng xong xin hạ các đồng tiền đó đi làm thiện nguyện, tặng quà, mừng tuổi cho bà mẹ liệt sỹ, cho người già, trẻ em, cho những người neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn… Tịnh vật: Cúng hương hoa, phẩm thực thanh tịnh, tránh sát sinh tanh hôi, cúng đồ thật, không cúng đồ mã. Hương thơm thanh tịnh, không dùng các loại hương tẩm hóa chất độc hại, hoa thơm không độc hại, quả thì không nhất thiết cứ phải 5 loại quả theo “ngũ hành”, miễn là đẹp, ăn bổ dưỡng, quả ngon không ngâm tẩm hóa chất. Nên cúng cỗ chay là tốt nhất, cúng xong thì hạ cỗ mời mọi người hưởng lộc. Hỷ thực: Cúng dâng với lòng từ bi, niềm vui hoan hỷ, Hiếu thực: Cúng dâng bằng niềm hiếu đễ, tri ân thiêng liêng, “tâm xuất Phật biết”, Pháp thực: Cúng dâng cho hương linh gia tiên, hương linh liệt sỹ bằng lời huấn thị, lời dạy của Phật, Bồ Tát, không a dua theo những lời khấn vái, xin xỏ của thày tà bạn dữ, nhóm ác... *Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. TronggiáolýnhàPhật sựtươngquancủaTứđại chỉ làtương táccủaLýNhân-Duyên-Quả. Từđó, chúngtacũngkhôngcònquánặngnềvềxem “hướng xuất hành” hoặc chọn tuổi “xông đất” đầu năm theo lý giải của “NgũHành”nhưtrướcđây,màchuyểnsangvậndụngLÝNHÂN– DUYÊN-QUẢ,gọi tắt làlýNhân-Quảtrongdiễnbiếncuộcsống. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, và nhờ có DUYÊN thì Nhân mới thành Quả. Cho nên khi xuất hành hay mở cửa hàng, hoặc xôngđất đầunămtùy theo chữDuyênmà cóphương thức ứngxửchophùhợp. Trongkhoahọcbiệnchứng, người tagọi đó là“thờicơ”.

26 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, LINH HOẠT, NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) KHÔNG CHỈ VỮNG VÀNG TRƯỚC NHỮNG “RUNG LẮC” KHÓ KHĂN CỦA TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2022, MÀ CÒN GẶT HÁI ĐƯỢC NHIỀU THÀNH CÔNG VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HIỆU BÙNG NỔ. Kết quả kinh doanh ấn tượng Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, trong bối cảnh hoạt động ngành ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và môi trường lãi suất tăng cao, VPBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng. Trong đó, lợi nhuận trước thuế (PBT) hợp nhất tăng trưởng tích cực, đạt hơn 19,8 nghìn tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm , tăng 69% so với cùng kỳ. Bán lẻ một lần nữa khẳng định vị thế trụ cột tại VPBank khi quy mô và tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng bán lẻ, bao gồm cho vay khách hàng cá nhân, SME và FE Credit, vươn lên đóng góp gần 70% tổng dư nợ cấp tín dụng của VPBank trong quý 3, với tăng trưởng đạt khoảng 20%, đưa ngân trong tháng 11, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng, đưa VPBank vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với nguồn vốn dồi dào như vậy, tiềm lực tài chính của ngân hàng đang ngày càng được củng cố, các chỉ tiêu an toàn hoạt động được bảo đảm, trở thành bệ đỡ giúp ngân hàng liên tục mở rộng các phân khúc kinh doanh chiến lược, hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng về quy mô và chất lượng, đồng thời khai thác, đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới. Có thể kể tới việc VPBank đầu tư mạnh tay vào nền tảng ngân hàng số VPBank NEO, liên tục gia tăng các tính năng và tiện ích mới nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng vào top dẫn đầu thị trường trong mảng bán lẻ. Dư nợ tín dụng hợp nhất của VPBank, theo đó, đạt 443 nghìn tỷ, với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng riêng lẻ đạt 15,45%, cao hơn mức trung bình ngành là 10,96%. Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng FECredit cũng đã tìm lại được đà tăng trưởng tích cực sau thời gian chạy đà 2 quý trước đó. Về vốn chủ sở hữu hợp nhất, VPBank ghi nhận con số 102,27 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với cuối năm 2021, trở thành 1 trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống. Trước đó, VPBank đã công bố phát hành cổ phiếu tăng cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu VPBank VÀ NHỮNG TRÁI NGỌT “THỊNH VƯỢNG” Đại diện VPBank nhận giải từ Brand Finance

27 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các công ty quản lý quỹ hàng đầu trên thế giới đã đánh giá VPBank là ngân hàng gây ấn tượng mạnh nhất với thế mạnh về nền tảng công nghệ nội bộ tiên tiến cùng với hệ thống quản lý rủi ro vững chắc, góp phần cung cấp những dịch vụ hàng đầu cho các khách hàng tại thị trường Việt Nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp VPBank được trao tặng giải thưởng danh giá này. Trước đó, cũng nhờ việc ứng dụng công nghệ mạnh mẽ trong các hoạt động của ngân hàng, VPBank đã được Tạp chí Global Banking & Finance Review của Anh vinh danh là “Ngân hàng số hóa xuất sắc nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 2022”. Còn The Asian Banker vào tháng 4/2022 đã gọi tên ngân hàng số VPBank NEO là ‘Best Mobile Banking Application in Viet Nam - Ứng dụng ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam’. Những giải thưởng trên được trao cho VPBank dựa trên sự tăng trưởng đột phá trong các phân khúc khách hàng như khách hàng trực tuyến, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm các giá trị tài chính và phi tài chính, nhất là những thành tựu nổi bật trong việc số hóa sản phẩm - dịch vụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng về tài chính, giao dịch, quản lý dòng tiền... Việc liên tiếp đạt được những giải thưởng quan trọng về số hóa đã cho thấy chiến lược chuyển đổi số của VPBank là đúng đắn toàn diện, ghi nhận những thành công của VPBank trong việc hỗ trợ khách hàng thông qua các sáng kiến số hóa, các giải pháp công nghệ cũng như những dịch vụ, sản phẩm tài chính số. Và gần đây nhất, Tổ hàng. Thành công của sự quyết liệt này là mức tăng trưởng quymô khách hàng lên tới 67% so với cùng kỳ, thu hút 4,4 triệu người sử dụng app VPBank NEO và số lượng giao dịch 9 tháng đầu năm tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Bên cạnh đó, thời gian qua VPBank đã và đang thực hiện nhiều hoạt động M&A mở rộng hệ sinh thái như thương vụ mua lại công ty chứng khoán ASC và đổi tên thành VPBankS, nhằm khai thác tiềm năng của mảng chứng khoán, tư vấn và ngân hàng đầu tư. Hay hoàn tất kế hoạch thâu tóm công ty bảo hiểm OPES để tập trung phát triển mảng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bên cạnh mảng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang hợp tác với AIA. Những chỉ tiêu kinh doanh đầy sức nặng nói trên đã giúp khẳng định vị thế của VPBank trên bản đồ ngân hàng Việt Nam, mở đường cho ngân hàng vững bước tiến vào chặng đường tăng trưởng tiếp theo. Những giải thưởng quốc tế uy tín Không chỉ khởi sắc trong kết quả kinh doanh, những nỗ lực không ngừng nghỉ của VPBank cũng được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng. Tháng 10/2022, Tạp chí Asia Risk đã vinh danh VPBank là “Ngân hàng xuất sắc của năm - Vietnam House of The Year 2022” trong lĩnh vực Quản trị rủi ro. Hội đồng bình chọn của giải thưởng gồm đại diện

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==