Trị dị ứng, mẩn ngứa bằng lá khế

Dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay là những căn bệnh mạn tính khó chữa, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Để đối phó với bệnh mà lại tránh được những tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc Tây, nhiều người dần chuyển hướng sang các biện pháp dân gian an toàn.

Tắm nước lá khế trị dị ứng, mẩn ngứa

Bị viêm da cơ địa nên cứ mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường hay trở lạnh là chị Đỗ Kim Nhật (La Khê, Hà Đông, Hà Nội) lại bị dị ứng, mẩn ngứa toàn thân, khiến chị vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sinh hoạt.

Trước đây, mỗi lần dị ứng thời tiết chị Nhật đều ngứa đến mức không chịu nổi, gãi liên tục khiến trầy xước da, phải uống thuốc mới khỏi. Nhưng sử dụng thuốc tân dược nhiều khiến chị Nhật bị lờn thuốc. Nghe người quen mách cho mẹo sử dụng lá khế để chữa mề đay dị ứng, chị Nhật làm theo và thấy rất hiệu quả.

“Thông thường mình lấy khoảng 200g lá khế chua rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau lên người và tắm lại bằng nước sạch”, chị Nhật chia sẻ.

Bên cạnh đó, còn có thể rang héo lá khế tươi ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da), sau đó chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại. Đây là biện pháp “cấp cứu” hiệu quả khi bị nổi mẩn ngứa, mề đay mà nhiều người cần biết. Ngoài ra, dùng lá khế sắc lấy nước uống mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từ bên trong.

“Lá khế rất quen thuộc và dễ kiếm nhưng mình không biết là nó chữa được dị ứng mề đay tốt như vậy. Mỗi khi có dấu hiệu của dị ứng mình lại đun nước tắm hoặc sắc nước uống, tình trạng bệnh giảm ngay, không ngứa và mẩn đỏ nhiều như trước. Bây giờ mỗi khi thời tiết thay đổi, thỉnh thoảng bệnh mới tái phát chứ không bị thường xuyên”, chị Nhật chia sẻ thêm.

Chị Nhật tâm sự việc sử dụng lá khế hiệu quả

Lá khế có tác dụng tán nhiệt độc

Lá khế là loại cây quen thuộc, dễ tìm, nhưng không phải ai cũng biết đến những công dụng tuyệt vời của nó. Việc sử dụng lá khế để chữa mề đay, mẩn ngứa là phương pháp được lưu truyền từ lâu trong dân gian.

Cây khế hay còn gọi là ngũ liễm, tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me. Tên khoa học của khế Averrhoa được lấy tên của người thầy thuốc Ả rập Averroes, người đã phát hiện ra khế là loại thảo dược chữa nhiều bệnh.

“Lá khế dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng hạch tiết nước bọt, đau khớp xương, ung nhọt, phù thũng, sưng họng…”.

Theo Đông y, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Còn bệnh mẩn ngứa dị ứng, nổi mề đay là do các yếu tố ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…) xâm nhập vào cơ thể, gây uất kết ở da, gây ra tình trạng ngứa, mẩn đỏ.

Sử dụng lá khế để điều trị dị ứng, mẩn đỏ được đánh giá là biện pháp an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng, không gây ra các tác dụng phụ và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng như các loại thuốc tân dược hiện nay. Chính vì vậy mà phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng từ người già, đến trẻ nhỏ, thậm chí là cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Bình Nguyên

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top