Trẻ vừa tiêm vắc xin khác có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

TS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM cho biết, trước đây Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) và Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo vắc xin phòng Covid-19 và các vắc xin khác nên tiêm cách nhau ít nhất 14 ngày.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, các cơ quan này nhận thấy nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm các vắc xin khác và có nguy cơ mắc các bệnh khác ngoài Covid-19. Vì vậy, khuyến cáo mới nhất của CDC Mỹ là có thể tiêm cùng thời điểm và tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

tiem.jpg

Theo bác sĩ Nhàn, hai loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc nhóm mRNA. Vắc xin này không bị ảnh hưởng bởi kháng thể lưu hành trong máu của người được tiêm.

Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ vắc xin Covid-19 là đặc hiệu với protein gai, không bị ức chế hoặc tương tác với các kháng nguyên có trong các loại vắc xin hiện có trên thị trường hiện nay, kể cả vắc xin sống giảm độc lực như sởi, trái rạ, sởi - quai bị - rubella...

"Như vậy, trẻ vừa tiêm vắc xin khác có thể tiêm ngay vắc xin Covid-19. Ngược lại, những trẻ mới tiêm vắc xin Covid-19 nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vắc xin khác, với mục đích để tập trung theo dõi các tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc xin Covid-19, trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim", bác sĩ Nhàn nói. Tuy nhiên, trẻ có thể tiêm vắc xin khác mà không chờ đến 14 ngày nếu việc tiêm vắc xin khác là rất cần thiết.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top