Trẻ mắc COVID-19 tăng vọt

Số ca mắc đang có xu hướng giảm nhẹ nhưng số trẻ mắc COVID-19 lại tăng cao. Tỷ lệ tử vong cũng tăng nhẹ.

Theo thống kê của TPHCM, trẻ mắc COVID-19 tăng khi học trực tiếp. Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết tuần đầu ghi nhận có 449 trẻ; tuần 2 có 6.799 trẻ; tuần 3 có 18.522 trẻ và tuần từ ngày 1 đến 7/3 có 34.202 trẻ mắc COVID-19.

Như vậy, có thể thấy số trẻ nhiễm trong những tuần qua tại TPHCM liên tục tăng rất cao. Cụ thể, số ca tăng giữa các tuần dao động trên trên 12.000 - 16.000 ca.

Bà Mai cho biết thêm, Sở Y tế và Sở Giáo dục - đào tạo TP đã họp, triển khai các hoạt động như hướng dẫn xử lý F0, có các kịch bản đáp ứng tùy theo điều kiện tình hình.

Số trẻ mắc COVID-19 diễn tiến nặng thời gian qua không nhiều nhưng sở đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ mắc COVID-19. Các bệnh viện Nhi phải bố trí số giường điều trị trẻ mắc COVID-19 từ 30-50%

Về số ca mắc COVID-19 chung của TP đang có xu hướng giảm liên tục. Dù ghi nhận thêm các trường hợp nhập viện ở các tầng nhưng không tăng đột biến. Số ca nặng và tử vong dù có tăng nhẹ nhưng vẫn đang ở mức thấp so với đợt đỉnh dịch vào tháng 8 và tháng 9/2021.

Theo các bác sĩ, khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào, bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng, nhập viện, trở nặng, tử vong. Trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vắc xin COVID-19, khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng, triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn.

Hiện tại trẻ chưa tiêm vắc xin, biểu hiện bệnh lại khá đa dạng, khó xác định và không giống ở người lớn. Có trẻ không có triệu chứng đường hô hấp mà lại có triệu chứng ở não hay tim.

Điều đáng lo ngại là phụ huynh không nghĩ trẻ bị nhiễm COVID-19 mà chỉ là cảm sốt thông thường hoặc các bệnh khác, nhất là những trẻ nhỏ có biểu hiện kích thích, vật vã, nôn ói chứ không khó thở hay các triệu chứng như ở người lớn. Do đó, các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn, bỏ sót và đưa con đến bệnh viện muộn.

Theo báo cáo Bộ Y tế, trong ngày 14/3, cả nước ghi nhận 161.262 ca nhiễm mới tại 61 tỉnh, thành, giảm 5.706 ca so với ngày trước đó. Hà Nội có số ca nhiễm cao nhất với 29.833 ca. Có 29 tỉnh, thành ghi nhận ca nhiễm từ trên 2.000 - trên 10.000 ca.

Hiện cả nước đang điều trị 4.230 ca bệnh nặng, tăng 123 ca so với ngày 13/3. Trong ngày ghi nhận 92 ca tử vong. Hà Nội cũng là địa phương có số ca tử vong cao nhất với 11 ca.

Tỉ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm trên cả nước vẫn ở mức 0,7%, tuy nhiên 2 ngày 13 và 14/3 đã tăng hơn so với những ngày liền kề trước đó và tăng hơn so với bình quân trong tuần.

Về số ca mắc mới, ngày 14/3 là ngày thứ 7 số mắc mới chững lại ở mốc trên 160.000 ca. Hà Nội, địa phương có số mắc mới cao nhất nước hơn 2 tháng nay thì vài ngày nay đã giảm dần và xuống dưới mốc 30.000 ca mới/ngày.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top