Trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành

Một nghiên cứu mới của Đại học McMaster, Ontario (Canada), trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tre-em-uong-khang-sinh-co-the-de-cau-ban-khi-truong-thanh-11.jpg

Trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành. Ảnh: Getty Images.

Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi nồng độ các chất hóa học trong não và phá hủy sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Điều này cho thấy có một mối liên hệ giữa sức khoẻ tâm thần với sự cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột.

Theo nghiên cứu mới của Đại học McMaster, Ontario (Canada), đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của riêng thuốc kháng sinh lên hệ thần kinh của những con chuột.

Các nhà khoa học đã cho chúng uống penicillin liều thấp bắt đầu từ cuối thai kỳ và trong giai đoạn đầu đời. Kết quả những con chuột này thường dễ bị kích động và dữ dằn hơn khi trưởng thành.

Các chuyên gia tin rằng, phát hiện này cũng có thể đúng đối với con người. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần bổ sung một dạng lợi khuẩn (probiotic) là có thể giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu trên.

TS John Bienenstock, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, mặc dù chỉ được thực hiện trên chuột, nhưng thí nghiệm đã cho thấy được những tác động về lâu dài của việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, probiotic có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các tác hại của penicillin.

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Nature Communications, TS Bienenstock cảnh báo rằng, dư lượng thuốc kháng sinh cũng có thể được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nếu các bà mẹ mang thai sử dụng những sản phẩm có dư lượng thuốc kháng sinh, đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo một nghiên cứu năm 2016 của trường Y khoa Harvard (Mỹ), sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra các vấn đề về não như mê sảng, một rối loạn tâm thần nghiêm trọng có thể đi kèm với ảo giác và kích động. Tình trạng mê sảng thường xảy ra đột ngột, trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Nguyên nhân có thể là một hoặc nhiều yếu tố góp phần như bệnh lý, thuốc men, ma túy hoặc lạm dụng rượu.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top