Trẻ em có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 và virus hợp bào hô hấp cùng lúc

Ngày càng có nhiều báo cáo về việc trẻ em đồng nhiễm hai loại virus đường hô hấp: virus SARS-CoV-2 và virus hợp bào hô hấp (RSV).

“Không có gì lạ khi thấy trẻ em đồng nhiễm nhiều loại virus đường hô hấp. Khoảng 10 – 15 % trẻ em có thể bị phát hiện nhiều hơn một mầm bệnh đường hô hấp cùng một lúc”, dẫn lời Tiến sĩ Jennifer Lighter, bác sĩ nhi khoa và nhà dịch tễ học tại Bệnh viện Nhi Hassenfeld, NYU Langone.

Theo Tiến sĩ Danelle Fisher, bác sĩ nhi khoa, chủ nhiệm khoa nhi tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California, virus hợp bào hô hấp (RSV) xảy ra phổ biến ở trẻ em nhưng không phải là điển hình vào thời điểm này trong năm.

RSV thường lây lan giữa mùa thu và mùa xuân, đạt đỉnh điểm từ tháng 12 đến tháng 2. Tuy nhiên, ông Fisher bày tỏ mối lo ngại về sự gia tăng gần đây ở trẻ em được chẩn đoán nhiễm cả RSV và COVID-19. Hiện ông và các đồng nghiệp đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao những trường hợp này đang gia tăng và chúng ta có thể làm gì để làm chậm xu hướng đáng báo động này.

Được biết, những đứa trẻ nhỏ hơn, như trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh, mắc cả hai bệnh lây nhiễm này có thể bị bệnh nặng hơn so với khi chúng chỉ bị nhiễm một loại virus.

Bạn có thể phân biệt giữa RSV và COVID-19 ở trẻ em không?

Nếu con bạn bị sốt, ho hoặc nghẹt mũi, hãy cân nhắc việc đưa con bạn đi xét nghiệm không chỉ COVID-19 mà còn cả RSV. Điều đó có nghĩa là một số triệu chứng của nhiễm RSV cũng tương tự như triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em.

COVID-19 có tất cả các triệu chứng nhưng không có triệu chứng thở khò khè như RSV. COVID-19 cũng có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm nôn mửa và tiêu chảy, cũng như phát ban.

Nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học không xuất hiện triệu chứng nhiễm RSV hoặc chỉ có các triệu chứng cảm nhẹ. Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, virus hợp bào hô hấp RSV có thể gây ra tình trạng thở khò khè và suy hô hấp nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách phòng ngừa

Người lớn có thể bảo vệ trẻ em tốt hơn bằng cách giữ khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang ở những khu vực có lượng virus lây lan cao. Quan trọng nhất là người lớn, và bất kỳ trẻ em nào trên 12 tuổi, nên tiêm chủng ngừa COVID-19 để bảo vệ trẻ em còn quá nhỏ không đủ điều kiện tiêm phòng.

Nếu con bạn bị cảm lạnh hoặc có các triệu chứng nhiễm COVID-19 hoặc RSV, hãy cách ly chúng với những đứa trẻ khác cho đến khi các triệu chứng của chúng hết hẳn.

Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên rằng nên cho trẻ em đi xét nghiệm cả hai bệnh nếu chúng phát triển các triệu chứng./.

Theo vov.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top