Trẻ dậy thì sớm gia tăng, bác sĩ chỉ cách điều trị

Hiện nay nhiều trẻ đang diễn ra quá trình dậy thì sớm, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tinh thần ở trẻ nếu không được can thiệp kịp thời.

Có những trẻ 2 tuổi nhưng dương vật đã phát triển hơn so với với bình thường, đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ kết luận cháu bé dậy thì sớm và cần được can thiệp điều trị.

Đối với trẻ gái, có những cháu mới gần 7 tuổi đã có vùng ngực to bất thường, ra máu âm đạo và được chẩn đoán, điều trị dậy thì sớm. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương, từ tháng 9-2017 đến tháng 4-2021, bệnh viện này ghi nhận có 694 bệnh nhi dậy thì sớm đến khám, bao gồm 21 bé trai, còn lại là trẻ gái. Trong khi đó, giai đoạn 1991 - 1995 chỉ ghi nhận có 14 bệnh nhi dậy thì sớm.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ dậy thì sớm đến bệnh viện khám tăng gấp đôi. Trước đây mỗi tháng chỉ khoảng 20 - 30 ca dậy thì sớm có chỉ định điều trị thì nay khoảng 50 - 60 ca, mỗi năm bệnh viện có khoảng 600 - 700 trẻ dậy thì sớm đến khám.

TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh - trưởng khoa thận, nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết dậy thì sớm sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến trẻ và cả phụ huynh như hạn chế đến sự phát triển chiều cao, nếu trẻ nữ có tuyến vú hoặc kinh nguyệt phát triển sớm có thể gây vấn đề về trẻ mặc cảm, mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý, gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và mãn kinh sớm.

Bác sĩ Quỳnh cho biết có 2 loại dậy thì sớm ở trẻ, gồm dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên. Với dậy thì sớm trung ương thường không có nguyên nhân cụ thể. Một số các yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm hiện nay như di truyền, đột biến gene, hóa chất gây rối loạn nội tiết, một số các loại chất dẻo và thuốc trừ sâu. Đặc biệt, béo phì có mối liên quan rất cao với dậy thì sớm đã được chứng minh cả trẻ nam và trẻ nữ.

Theo bác sĩ Quỳnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi thấy con có các dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện và điều trị để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Hiện nay, trẻ dậy thì sớm được điều trị bằng cách sử dụng chế phẩm ức chế dậy thì sớm. Đây là loại hoocmôn được tiêm mỗi 3 tháng, 6 tháng, thậm chí thời gian điều trị kéo dài đến 11 - 12 tuổi, khi ngưng điều trị thì sự phát triển dậy thì về lâm sàng và sinh học sẽ được lặp lại.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top