Trẻ dài ra khi ngủ

(khoahocdoisong.vn) - Người ta vẫn hay nói "trẻ dài ra khi ngủ" chính vì tuyến yên chỉ tiết hormone tăng trưởng chiều cao khi trẻ ngủ say và ngủ sâu. Tốt nhất, nên tập cho bé thói quen ngủ trưa (khoảng 60 phút), đi ngủ sớm vào buổi tối (vào khoảng 21 giờ) để bảo đảm sức khỏe và chiều cao.

Hỏi: Con trai em gần 40 tháng tuổi, cháu cao 94cm nặng 17kg và đang bắt đầu ăn cơm. Xin bác sĩ cho biết cháu như vậy thì có thấp không và bữa ăn nên cân đối thế nào cho phù hợp? Cháu rất hiếu động nhưng lại ít nói, không chịu đi ngủ sớm mà chỉ muốn thức xem quảng cáo trên tivi. Như vậy có hại gì không?

Lê Nghi (Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Theo mô tả thì cân nặng của bé tốt nhưng chiều cao chưa đạt so với tuổi và so với cân nặng. Chiều cao của bé nếu đạt 102 - 103cm thì sẽ cân đối hơn. Ở tuổi này bé đã ăn cơm bình thường, có thể cùng ăn với gia đình. Ngoài 3 bữa ăn chính, mỗi bữa khoảng 1 chén cơm với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, thì bé cần bổ sung thêm 3 - 4 bữa phụ (xen kẽ giữa các bữa chính) là trái cây, phomai hay tốt nhất là uống sữa. Lượng sữa cần bảo đảm từ 600 - 800ml mỗi ngày, nên chọn loại sữa có công thức giúp phát triển chiều cao. Việc xem ti vi nhiều quá đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và thị lực của bé, bạn nên hạn chế lại. Gia đình nên nói chuyện với bé nhiều hơn để tập cho bé giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vấn đề đáng lo ngại nhất ở đây chính là giấc ngủ của bé. Người ta vẫn hay nói "trẻ dài ra khi ngủ" chính vì tuyến yên chỉ tiết hormon tăng trưởng chiều cao khi trẻ ngủ say và ngủ sâu. Tốt nhất, nên tập cho bé thói quen ngủ trưa (khoảng 60 phút), đi ngủ sớm vào buổi tối (vào khoảng 21 giờ) để bảo đảm sức khỏe và chiều cao.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top