Tránh bị đục thủy tinh thể

(khoahocdoisong.vn) - Hiện nay, tuổi thọ con người nâng cao thì các bệnh nền mãn tính cũng xuất hiện và tồn tại nhiều, ảnh hưởng đến mắt. Những người có bệnh toàn thân, ví dụ cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh chuyển hóa… chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết, tại sao trước kia người ta ít nói đến các bệnh về mắt mà hiện nay bệnh này tăng rất cao, đặc biệt ở những người cao tuổi? Người cao tuổi hiện nay phải thay thủy tinh thể rất nhiều, làm thế nào để tránh bị đục thủy tinh thể?

Lại Thị Huyền (Hải Phòng)

BSCKII Bùi Minh Ngọc, nguyên Trưởng khoa Đáy mắt, Bệnh viện Mắt T.Ư: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất làm bệnh về mắt phát triển. Hiện nay, tuổi thọ con người nâng cao thì các bệnh nền mạn tính cũng xuất hiện và tồn tại nhiều, ảnh hưởng đến mắt. Những người có bệnh toàn thân, ví dụ như cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh chuyển hóa… chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Thể thủy tinh có chức năng điều tiết, giúp mắt nhìn xa, nhìn gần, đó là chức năng của chất sống mà không phải vật chất nhân tạo nào cũng thay thế được. Trong cấu tạo mắt, thể thủy tinh giúp chống ánh sáng không có lợi xuyên vào võng mạc, chức năng của thể thủy tinh tinh tế và quan trọng. Khi con người lớn lên, phát triển, già đi, theo năm tháng, thể thủy tinh đục dần, đến chừng mực nào đó bác sĩ mới khuyên mổ. Việc thay thủy tinh nhân tạo chỉ giải quyết khi bệnh quá nặng. Trong lúc chưa khuyên mổ thì người bệnh nên dùng thuốc, thực phẩm để kiềm chế bệnh, không để thủy tinh thể bị đục tăng lên. Đối với người cao tuổi, cần nhất là giải quyết được các bệnh nền để không ảnh hưởng tới mắt.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top