Tránh ăn nhiều đạm để giảm purin

(khoahocdoisong.vn) - Chế độ ăn cho người mắc bệnh gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng.

Đã bị bệnh gút nhưng anh Trần Văn Quảng (Tây Hồ, HN) không bỏ được thói quen ăn nhiều thịt. Vợ anh chịu khó chế biến nhiều món rau cho anh ăn kèm, nhưng ăn ít thịt thì tối đói, anh lại tìm mì và trứng nấu ăn. Mấy lần đi khám, chỉ số axit uric của anh vì thế cứ ngấp nghé mức cao, chưa bao giờ xuống được.

Lời bàn: TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu, Viện Dinh dưỡng QG cho biết, chế độ ăn cho người mắc bệnh gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để giữ cho cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy  ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu... Nên bổ sung thêm 500 -1000mg vitamin C hàng ngày, uống nhiều nước để tăng đào thải axit uric, nên uống nước khoáng kiềm. Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hầm (nhiều nước) nhất là với thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước. 

KM ghi

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top