Trạch tả trị thận hư

Theo Đông y, Trạch tả chủ trị thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở bàng quang, trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút…

Trong Đông y, vị thuốc từ mã đề nước gọi là trạch tả. Dược liệu trạch tả hơi có mùi, vị ngọt, hơi đắng. Trạch tả đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002) là cây thảo mọc dưới ao, hồ, ruộng nước.

Bộ phận dùng làm thuốc thân rễ. Thu hoạch một năm hai vụ (vào tháng 6 và tháng 12). Nhổ cả cây, cắt lấy củ gọt sạch rễ con, phơi hoặc sấy khô. rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài, độ ẩm không quá 12%.

Về thành phần hóa học, Trạch tả có chứa tinh dầu có dẫn chất triterpen (alisol A, B, C và epialisol A), tinh bột, nhựa, prolein, các chất vô cơ.

Theo Đông y, Trạch tả chủ trị thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở bàng quang, trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu trường, chỉ di lịch, niệu huyết…

Chữa thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ: Bạch long cốt 40g, Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn.

Chữa phù thũng do thận: Lá trạch tả 30g, thân cây sậy 100g, râu ngô 100g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia uống hai lần trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 7-10 ngày. Hoặc trạch tả, bạch phục linh, trư linh, hạt mã đề mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho do viêm họng: Lá trạch tả 30g, lá húng chanh 30g, gừng tươi 5g. Sắc khoảng 300ml nước còn 50ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa mưng mủ): Lá trạch tả tươi, lá cây lạc địa sinh căn, mỗi vị 15g. Rửa sạch, để ráo, giã nát đắp nơi mụn nhọt sưng đau. Ngày đắp 2 lần. Thực hiện trong 2 ngày.

Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu: Trạch tả 12g, sinh địa 15g, long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, sài hồ, mẫu đơn bì, tri mẫu, cúc hoa, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc trạch tả 15g, bạch truật 6g, cúc hoa 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa bỏng da thể nhẹ (vết bỏng nhỏ và nông): Lá trạch tả tươi, lá cây lạc địa sinh căn, mỗi vị 30g, rửa sạch,  giã nát đắp hoặc chườm nhẹ nơi có vết bỏng. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp giảm đau và nhanh hồi phục khi bị bỏng.

Chữa đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít: Trạch tả 20g, Bạch truật 8g, sắc uống.

BS Lệ Quyên

 Khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top