Trắc bách diệp cầm máu, bổ tâm tỳ

(khoahocdoisong.vn) - Trắc bách diệp khi làm thuốc được gọi các tên khác nhau như trắc bá, biển bách diệp, trắc bá thán. Lấy lá về rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ dùng làm thuốc mát huyết (dùng sống), sao cháy thành than (thán sao) dùng để cầm máu.

Trắc bá có vị ngọt, đắng, sáp, tính hàn, vào các kinh phế, can, tỳ vị, đại tràng, có tác dụng bổ âm làm mát huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp. Trị các chứng nôn ra huyết, lỵ ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt, trĩ nội đại tiện ra máu, rụng tóc, tóc bạc sớm.

Bài thuốc điều trị trĩ nội đại tiện ra máu: Trắc bá (thán sao - sao tồn tính) 20g, gừng khô sao cháy thành than 10g, ngải diệp (thán sao) 15g, đại hoàng (chế) 10g, hoàng kỳ 16g, sài hồ 6g, hòe hoa (sao) 12g, cam thảo 4g. Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc điều trị nôn ra máu, chảy máu cam: Trắc bá 20g, ngải diệp (sao cháy sém) 15g, mộc thông 8g, can khương (thán sao) 5g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày.

Hạt  trắc bá Đông y gọi là bá tử nhân: Hái quả đã chín, phơi khô dùng làm thuốc. Sau khi thu hoạch rửa sạch phơi khô, nếu để lâu phải sao qua để bỏ dầu loại trừ chất béo dễ bảo quản. Bá tử nhân có vị hơi ngọt, tính bình, vào kinh tâm (tim) và tỳ có tác dụng bổ tâm, tỳ vị, ích khí, bổ huyết, làm mềm huyết mạch khi bị xơ cứng, bổ tâm an thần. Trị các chứng tim hồi hộp, đau nhức xương khớp, đau lưng, phong thấp, trị chứng ra mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên, táo bón.

Bài thuốc dưỡng tâm an thần trị chứng tim hồi hộp mất ngủ, sợ hãi, hay quên: Bá tử nhân 12g, mạch môn 8g, kỷ tử 8g, đương qui 6g, thạch xương bồ 6g, phục thần 8g, huyền sâm 6g, thục địa 6g, cam thảo 4g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn và trước khi đi ngủ.

TTND. BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top