Trà, thuốc Đông y dự phòng Covid-19

Cũng như đối với nhiều bệnh lý khác, việc dự phòng Covid-19 đã và đang được giới Đông y lưu tâm nghiên cứu, khảo sát và sử dụng với mục đích điều tiết trạng thái của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng (chính khí) đối với dịch bệnh.

Bài viết xin được giới thiệu một số thanh thuốc hoặc dùng thay trà từ thảo dược để độc giả có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Bài 1: Sinh hoàng kỳ 10g, sa sâm 10g, cát cánh 10g, sinh cam thảo 10, liên kiều 10g, thương truật 10g, săc uống mỗi ngày 1 thang thay trà. Công dụng: Thanh phế bổ khí, đặc biệt tốt cho người có tuổi và cao tuổi hoặc người phế khí bất túc với biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, hơi thở nông, da mặt nợt nhạt, dễ bị cảm lạnh và viêm nhiễm đường hô hấp trên, có tiền sử mắc các bệnh lý về phổi.

Bài 2: Tô diệp 6g, hoắc hương 6g, trần bì 9g, thảo quả 6g, sinh khương 3 - 6 lát, sắc uống thay trà trong ngày. Công dụng: Phương hương hóa trọc, dùng tốt cho người công năng tỳ vị hư yếu, có thấp khí nặng với các biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại trạng mạn tính, hội chứng ruột kích thích thuộc thể hư hàn.

Bài 3: Hoắc hương 10g, hồng cảnh thiên 15g, kim ngân hoa 10g, quán chúng 6g, hổ trượng 6g, lô căn 15g, sắc uống chia 2 - 3 lần trong ngày. Công dụng: Hóa trọc hòa trung, ích khí giải độc, dùng rộng rãi với mọi đối tượng.

Bài 4: Hoắc hương 10g, kim ngân hoa 10g, bạch chỉ 6g, thảo quả 6g, lô căn 15g, bạch mao căn 15g, sắc uống trong ngày. Công dụng: Hóa trọc hòa trung, lợi thấp giải độc, dùng rộng rãi cho cộng đồng.

Bài 5: Sa sâm 10g, ngọc trúc 20g, thạch hộc 20g, quán chúng 20g, thương truật 10g, thạch xương bồ 10g, trạch lan 10g, sắc uống trong ngày, trẻ em dưới 10 tuổi dùng nửa liều. Công dụng: Dưỡng âm tiết trọc, giải độc khu thấp, thích hợp cho việc phòng dịch đại chúng trong cộng đồng. Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai, người có thể chất thiên thấp biểu hiện mình mấy nặng nề, phù nhẹ, rêu lưỡi dày nhớt, đại tiện lỏng nát có nhày mũi…

Bài 6: Sài hồ 10g, cát căn 12g, xuyên tâm liên 6g, phòng phong 12g, tiền hồ 9g, tô ngạnh 10g, đẳng sâm 9g, thanh bì 6g, sinh khương 1 lát, tây dương sâm 3g, hoàng cầm 10g, hoắc hương 6g, sắc uống trong ngày, dùng thích hợp cho việc phòng dịch cộng đồng, đặc biệt là với những người thể chất yếu.

Bài 7: Thương truật 10g, trần bì 5g, hoắc hương 5g, tử tô 5g, ngân hoa 5g, quán chúng 5g, sinh hoàng kỳ 10g, sắc uống trong ngày. Công dụng: Ích khí cố biểu, phương hương hóa trọc, thanh nhiệt giải độc, rất thích hợp cho phòng dịch cộng đồng.

Bài 8: Sinh hoàng kỳ 15g, phòng phong 10g, bạch truật 10g, hoắc hương 5g, tử tô 6g, kim ngân hoa 5g, sắc uống trong ngày. Công dụng: Ích khí cố biểu, phương hương hóa trọc, thanh nhiệt giải độc, dùng đặc biệt thích hợp cho những người cơ thể yếu mệt.

Các bài thuốc trên có thể dùng dưới dạng trà thuốc: Dùng các vị thuốc với lượng thích hợp, đem sấy khô, tán vụn, trộn đều, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy chừng 30 - 50g, hãm với nước sôi trong bình hoặc phích kín, sau 20 phút là dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể hãm 2 - 3 lần.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top