Trà phật thủ trị nôn mửa do nghén

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do nôn nghén, thai phụ nên ăn uống cân bằng và thanh đạm, tránh dùng quá nhiều đồ bổ béo, khó tiêu và nên sử dụng trà phật thủ.

Hỏi: Con dâu tôi mới có thai 1 tháng, nhưng nghén nặng, thường nôn nhiều, cơ thể yếu mệt, người gầy, da xanh. Có người mách tôi dùng phật thủ làm trà cho cháu uống sẽ đỡ, nhưng tôi chưa biết công dụng cụ thể và cách làm. Đề nghị KH&ĐS hướng dẫn.

Lê Thị Thảo (Hà Nội)

tra-phat-thu-1.jpg

ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Khi có thai, nhiều phụ nữ thấy xuất hiện tình trạng "ốm nghén" với các triệu chứng mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Hiện tượng này thường bắt đầu khi có thai khoảng gần 1 tháng và kéo dài chừng 3 tháng. Nhìn chung, ốm nghén là một hiện tượng bình thường nên không cần phải điều trị đặc biệt.

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, thai phụ nên ăn uống cân bằng và thanh đạm, tránh dùng quá nhiều đồ bổ béo, khó tiêu.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số món ăn, trà dược, trong đó có món trà bạn hỏi như sau: Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát lượng vừa đủ. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top