Trà ôn bổ tạng chống giá lạnh

(khoahocdoisong.vn) - Theo y học cổ truyền, mùa lạnh, khí âm hàn làm chủ, nên dương khí trong nhân thể dễ bị tổn thương. Bởi vậy, trong việc ăn uống nói chung và dùng trà nói riêng cần trọng dụng các đồ ôn ấm, có tác dụng ôn bổ và điều hòa công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là hai tạng tỳ và thận.

Trà ôn tỳ vị: Tiên linh tỳ 15g, mộc hương 9g, thần khúc 20g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ôn tỳ trợ vận, noãn trung khai vị, dùng làm trà uống thường xuyên trong mùa lạnh rất tốt, đặc biệt thích hợp với những người có bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy... thuộc thể tỳ dương hư hoặc tỳ thận dương hư với các biểu hiện tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng, ăn kém, bụng lạnh đầy và đau, sôi bụng, ăn không tiêu, đại tiện lỏng nát và đi nhiều lần trong ngày.

Trong trà dược, tiên linh tỳ (còn gọi là dâm dương hoắc) vị cay, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Mộc hương vị cay đắng, tính ấm, có công dụng ôn trung hành khí, hòa vị chỉ thống. Thần khúc vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng tiêu thực hòa vị. Ba vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng bổ thận tráng dương, ôn trung điều khí, từ đó mà đạt được mục đích làm ấm tỳ vị, kích thích tiêu hóa, phòng chống tích cực các bệnh lý đường tiêu hóa trong mùa lạnh.

Trà kỷ tử trường sinh bất lão: Kỷ tử 200g, phúc bồn tử 50g, ngũ gia bì 50g, nhục đậu khấu 30g, nhục quế 30g, thục địa 50g, đẳng sâm 50g. Tất cả sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ sứ để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ôn bổ can thận, ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, làm mạnh gân cốt dùng làm trà uống thường xuyên trong mùa lạnh rất tốt, đặc biệt đối với những người suy ngược cơ thể, đau nhức cơ khớp, tiêu hóa kém, suy giảm ham muốn tình dục.

Trong trà dược, kỷ tử vị ngọt tính bình, có công dụng tư bổ can thận, nhuận tràng và làm sáng mắt. Phúc bồn tử vị ngọt, tính ấm có công dụng ích thận cố tinh. Ngũ gia bì vị đắng cay, tính ấm có công dụng trừ phong thấp, làm sạch gân cốt. Nhục đậu khấu vị cay, tính ấm, có công dụng ôn trung hành khí, sáp tràng chỉ tả, kích thích tiêu hóa. Thục địa vị ngọt, tính ấm, có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ tinh ích tủy. Đẳng sâm vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung ích khí, sinh tân dưỡng huyết và nhục quế vị ngọt cay, tính nhiệt, có công dụng bổ hỏa trợ dương, tán hàn, giảm đau. Các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng ôn bổ can thận, ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, kích thích tiêu hóa, tán hàn trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt của Kỷ tử trường sinh bất lão trà.

BS Khánh Hoàng (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top