Trà linh chi, ngân nhĩ trị ho

(khoahocdoisong.vn) - Việc lấy thuốc thay trà vừa có ưu điểm chữa bệnh lại mang đậm tính tự nhiên, ít tác dụng phụ, dễ dùng, dễ chế và rẻ tiền. Nấm linh chi + ngân nhĩ giúp nhuận phế, giảm ho trừ đờm, an thần ích trí, dùng rất thích hợp cho những người bị ho hen... lâu ngày,

Hỏi: Tôi bị bệnh ho hen mạn tính, thường xuyên ho có đờm, mất ngủ. Có người mách tôi dùng nấm linh tri và ngân nhĩ để làm trà uống. Xin hỏi công dụng của loại trà này?

Nguyễn Phương Hạnh (Hà Nội)

BS Khánh Hiển, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Để chữa bệnh của bạn, cách pha trà như sau:

Nấm linh chi 9g, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12g, đường phèn vừa đủ. Hai vị thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa với đường phèn uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Dưỡng âm nhuận phế, giảm ho trừ đờm, an thần ích trí, dùng rất thích hợp cho những người bị ho hen lâu ngày, môi khô miệng khát, mất ngủ, đầu choáng mắt hoa, hay quên, tinh thần mỏi mệt, đại tiện táo kết, hồi hộp, đánh trống ngực...

Trong bài, nấm linh chi đã được chứng minh là do có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh, ức chế phản ứng quá mẫn, thúc đẩy quá trình hồi phục của tế bào niêm mạc phế quản, giảm ho, long đờm. Ngoài ra, loại nấm quý này còn có tác dụng điều hòa huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, tăng cường sức co bóp cơ tim, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu. Vì vậy, loại trà dược này rất thích hợp để phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, đặc biệt tốt cho tạng tâm, phế và thận…

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top