TPHCM: Thay van 2 lá qua phẫu thuật nội soi lồng ngực

(khoahocdoisong.vn) - PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho biết, đây là một phương pháp mới và được thực hiện thành công tại bệnh viện; tiếp nối thành công của phẫu thuật tim nội soi để thay van động mạch chủ, mỗ thông liên nhĩ, cắt u nhầy trong tim…

Bệnh nhân đầu tiên được thay van 2 lá qua nội soi của Bệnh viện Thống Nhất TPHCM là ông Trần V. Ch., sinh năm 1963, ngụ tại Gò Vấp. Ông đã được chẩn đoán bị hở van tim 2 lá cách đây khoảng 4 năm, với mức độ hở van từ nhẹ tới trung bình. tình trạng bệnh nhân dần chuyển nặng cho đến trước khi nhập viện 5 ngày.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực thay van tim lần đầu tiên được Bệnh viện Thống Nhất TPHCM triển khai.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực thay van tim lần đầu tiên được Bệnh viện Thống Nhất TPHCM triển khai. 

Tại Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực, tuy nhiên do tình trạng hở van ngày càng nghiêm trọng nên thường xuyên bị mệt, khó thở, phù. Hình ảnh siêu âm kiểm tra cho thấy, bệnh nhân bị suy tim, van 2 lá bị hở rất nặng, một buồng tim đã giãn.

Theo BSCKII Nguyễn Văn Bé Hai, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, trong trường hợp bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời, sẽ bị suy tim rất nhanh, khi tim quá yếu sẽ không chỉ định phẫu thuật được, sự sống của bệnh nhân rất mong manh.

Các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất TPHCM đã hội chẩn và quyết định mổ nội soi để thay van vì bệnh nhân chỉ bị hở có một van tim và chưa phát hiện các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp hay đái tháo đường.

Sau mổ nội soi chưa đầy một ngày, bệnh nhân đã được rút nội khí quản. Đến nay, bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, sẵn sàng xuất viện.

Sau cuộc mổ nội soi thay van tim, bệnh nhân đã hồi phục nhanh.

Sau cuộc mổ nội soi thay van tim, bệnh nhân đã hồi phục nhanh. 

Hiện nay, một số bệnh viện có thể thực hiện nội soi lồng ngực điều trị bệnh lý tim mạch trên địa bàn TPHCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Thống Nhất…

Theo PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế, van tim hiện có hai loại chính gồm van sinh học và van cơ học. Van sinh học được tạo ra từ mô của con người hoặc từ động vật qua xử lý một cách nghiêm ngặt, ít bị thải ghép.

Van sinh học có lợi điểm là không cần sử dụng thuốc chống đông kéo dài, nhưng tuổi thọ thường ngắn hơn van cơ học. Van sinh học thường bị thoái hóa, mặc dù bây giờ van sinh học thế hệ mới tuổi thọ có thể lên đến 10 năm. Còn van cơ học được làm bằng các vật liệu cao cấp như carbon, độ bền và tuổi thọ rất tốt. Nhưng với van cơ học cần phải sử dụng thuốc chống đông để ngừa đông máu.

Bệnh viện Thống Nhất TPHCM từng tiếp nhận những ca bị biến chứng huyết khối “gây kẹt” van tim cơ học sau khi thay. Do vậy, tùy trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chọn loại van khác nhau. Với người trẻ, đối với bệnh lý tim mạch là dưới 60 tuổi, nguy cơ biến chứng do thuốc chống đông máu ít, nên người ta thay van cơ học; tuổi thọ tốt, ít bị rối loạn đông máu do sử dụng thuốc chống đông.

Còn van sinh học được ưu tiên chọn cho người lớn tuổi. Người lớn tuổi khi sử dụng thuốc chống đông dễ gặp nhiều nguy cơ như dễ bị chảy máu.

Các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất TPHCM còn khuyến cáo, hiện nay, nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị vì một số bệnh lý tim mạch như hở van 2 lá, suy tim, các nguy cơ xơ vữa mạch vành… kèm theo thói quen hút thuốc lá. Thậm chí, nhiều bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 40 đã có tiền sử hút thuốc lá trong 10 - 15 năm, với gần một gói thuốc/ngày.  

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top