TPHCM tăng cường vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng để giám sát tại địa phương

(khoahocdoisong.vn) - Trong đợt cao điểm từ 10/2 - 10/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) tang cường kiểm soát những người về từ vùng dịch. Tính đến ngày 19/2/2021, TPHCM đã tổ chức cách ly 186 người về từ vùng dịch và ổ dịch; lấy mẫu ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, nhà ga với khoảng 1.000 mẫu/ngày.

ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC đã báo cáo trong buổi làm việc đầu năm với đồng chí Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đoàn cán bộ TPHCM đến thăm và động viên cán bộ, viên chức, nhân viên HCDC.

TPHCM đã tổ chức cách ly 186 người về từ vùng dịch và ổ dịch; lấy mẫu ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, nhà ga với khoảng 1.000 mẫu/ngày.

TPHCM đã tổ chức cách ly 186 người về từ vùng dịch và ổ dịch; lấy mẫu ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, nhà ga với khoảng 1.000 mẫu/ngày.

TPHCM cần tăng cường vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng để giám sát tại địa phương, đặc biệt là các trường hợp trốn, không khai báo y tế. Về lâu dài, HCDC mong muốn thành phố có cơ chế giúp hệ thống y tế dự phòng phát triển, đầu tư phòng thí nghiệm xét nghiệm hiện đại. Qua đó nâng cao trình độ hệ thống y tế dự phòng ở quận, huyện phường xã để tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống.

Trong dịp Tết vừa qua, ngay từ khi phát hiện ca bệnh ở Chí Linh (Hải Dương) ngày 29/1/2021, HCDC đã đánh giá đây là đợt cao điểm chống dịch mới và xác định không có Tết. 100% nhân viên không về quê, có mặt ở TPHCM trừ những trường hợp đặc biệt mới được giải quyết. TPHCM đã khẩn cấp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm thần tốc, mở rộng tầm soát phát hiện liên đến các ca bệnh. Đến nay, HCDC đã thực hiện gần 45.000 xét nghiệm.

HCDC cũng tiếp tục đánh giá và kiểm soát nguy cơ chuyên gia nhập cảnh đang làm việc tại TPHCM từ tháng 1/2021 đến nay. Theo số liệu, gần 700 chuyên gia nước ngoài đã nhập cảnh vào TPHCM và hiện có khoảng hơn 200 chuyên gia đang làm việc tại thành phố. HCDC đã chuyển thông tin các chuyên gia cho các quận, huyện lấy mẫu giám sát theo tinh thần của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid -19.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, nhấn mạnh, TPHCM đã trải qua một cái Tết rất đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. Ngành y tế, đặc biệt là HCDC, được đánh giá đã thực hiện công tác phòng chống dịch với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, nhằm mang lại một cái Tết bình yên cho người dân.

“TPHCM tuyệt đối không được mất cảnh giác. HCDC cần liên tục chủ động rà soát các biện pháp chống dịch hiệu quả nhất. Nếu tình hình dịch thay đổi như có biến chủng mới, phương thức chống dịch phải khác, đảm bảo an toàn là trên hết. Cùng với đó là có kế hoạch tham mưu phòng dịch chủ động cho lãnh đạo TPHCM, không để bị động, sẵn sàng kích hoạt trong mọi tình huống”, ông Dương Anh Đức yêu cầu.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cũng đã trực tiếp kiểm tra việc chấp hành quy định phòng dịch Covid-19 đối với các quán nhậu tại một số quận khu vực trung tâm. Thực tế, nhiều quán ăn trên các tuyến đường như Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp), Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc địa phận quận Tân Bình và quận 3) vẫn mở cửa đón khách, khách ra vào nườm nườp.

Lãnh đạo TPHCM kiểm tra thực tế và trao đổi với các chủ quán ăn trên địa bàn TPHCM với mục đích chia sẻ khó khăn và tinh thần phòng chống dịch Covid-19 cao nhất. (Nguồn internet)

Lãnh đạo TPHCM kiểm tra thực tế và trao đổi với các chủ quán ăn trên địa bàn TPHCM với mục đích chia sẻ khó khăn và tinh thần phòng chống dịch Covid-19 cao nhất. (Nguồn internet)

Từ quá trình kiểm tra, lãnh đạo TPHCM sẽ lắng nghe, nghiên cứu điều chỉnh các chính sách cho hợp lý, chia sẻ khó khăn với người dân nhưng mục tiêu phòng chống dịch Covid-19 vẫn là cao nhất. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top