TPHCM: 8 quận chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng

(khoahocdoisong.vn) - Tại hội nghị tổng kết hoạt động tiêm chủng năm 2019 vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM tổ chức, ThS.BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, cho biết hiện trên địa bàn TPHCM có 8 quận huyện và 88 phường xã có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp.
Nhiều quận huyện tỷ lệ tiêm chủng còn thấp

Nhiều quận huyện tỷ lệ tiêm chủng còn thấp

Trong số các quận huyện có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các quận 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng.  

Hiện TPHCM có 100 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, 495 cơ sở tiêm chủng nhà nước và 113.000 trẻ trong độ tuổi (sinh năm 2018) bắt buộc tiêm chủng các loại văcxin cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống các bệnh như: Lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản

Tuy nhiên, số trẻ được tiêm văcxin bắt buộc trong năm 2018 đến hết tháng 11/2019 chỉ đạt hơn 87%, trong khi theo kế hoạch cả năm đạt trên 95%. Trước bối cảnh bệnh tật đang diễn biến phức tạp, nếu công tác tiêm chủng lơ là, dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

Thực tế, công tác quản lý tiêm chủng đang có nhiều bất cập. Theo kết quả điều tra trên 750 bà mẹ có con sinh ra từ năm 2018 cư trú tại 22 quận huyện trên địa bàn TPHCM, tên trẻ có trong sổ quản lý của trạm y tế địa phương chỉ đạt 46,2%. Trẻ được chích ngừa bệnh uốn ván sơ sinh trong sổ quản lý trẻ em đạt 65,3%. Về kết quả điều tra mẹ, tên mẹ có trong sổ quản lý thai phụ của trạm y tế là 29,1%, trên hệ thống tiêm chủng là 28,8%. Tiêm ngừa uốn ván thai kỳ của mẹ trên sổ quản lý là 31,6% nhưng trên hệ thống tiêm chủng là 69,4%...

Kết quả điều tra cũng cho thấy, việc quản lý thai phụ bằng sổ và hệ thống thông tin tiêm chủng hiệu quả thấp, chỉ quản lý được 29% đối tượng. Việc quản lý trẻ bằng sổ chỉ quản lý được gần 50% số trẻ thực tế trên địa bàn. Trong khi đó, hệ thống thông tin tiêm chủng quản lý được 96% số trẻ. Tuy nhiên, việc trùng khớp ngày tiêm chưa đạt được 50%, đúng địa chỉ là 74%.

Để khắc phục và hướng đến mục tiêu tất cả trẻ em sinh sống trên địa bàn TPHCM đều được tiêm chủng đầy đủ, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng cần phải quản lý đối tượng tiêm chủng, hạn chế tình trạng bỏ sót.

Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết thêm, muốn hạn chế bỏ sót đối tượng tiêm chủng, ngoài sự phối hợp của các ban ngành, cần có biện pháp chế tài các cơ sở tiêm chủng không tuân thủ đầy đủ quy định, kể cả phụ huynh không đưa con em đi tiêm chủng phòng bệnh. Song song đó, cần xây dựng hệ thống thông tin tiêm chủng, rà soát, xác minh lại tên tuổi, địa chỉ liên hệ, thông tin tiêm chủng của trẻ thì việc thu thập dữ liệu mới được thuận lợi.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top