TPHCM: 5.437 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19 được phát hiện trong 1 tháng

TPHCM có 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, 25.642 người chưa tiêm văcxin phòng Covid-19. 18.000 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm chủng đã được thuyết phục và tiêm văcxin.

Ngày 9/1, Sở Y tế TPHCM cho biết, trong một tháng qua, các quận, huyện đã lập danh sách quản lý được 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 (chiếm tỷ lệ 4%).

Trong 2 đợt xét nghiệm tầm soát, Sở Y tế đã phát hiện 5.437 người mắc Covid-19 (đợt 1 xét nghiệm được 597.701 người, đợt 2 xét nghiệm 570.014 người).

Trạm y tế, Trạm y tế lưu động đã phân loại và đồng ý cho 4.670 F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà (86,4%), có 4.471 người được sử dụng ngay thuốc kháng virus; 767 F0 được chuyển đến cơ sở điều trị để được chăm sóc, điều trị (13,6%).

tp-hcm1-1.jpg
TP HCM: 1 tháng phát hiện 5.437 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19.

Tính đến ngày 8/1, hơn 18.000 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm chủng đã được thuyết phục và tiêm văcxin. Sở Y tế chỉ đạo các quận huyện tăng tốc tiêm văcxin, cố gắng đến ngày 20/1 sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.

Tất cả danh sách người F0 thuộc nhóm nguy cơ được chuyển đến mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" để tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, bao gồm chăm sóc cả các bệnh nền.

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được UBND TPHCM phát động ngày 7/12/2021, mục tiêu là tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19.

Chiến dịch gồm 6 hành động, gồm: Rà soát người nguy cơ theo từng hộ gia đình; Xét nghiệm nhanh kháng nguyên 2 lần, cách nhau 3 ngày để tìm F0 ở nhóm này; Tăng cường truyền thông, bảo vệ nhóm nguy cơ; Tổ chức tiêm văcxin Covid-19 tại nhà; Cấp phát thuốc kháng virus cho F0; Chăm sóc sức khỏe từ xa.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top