TPBVSK Bổ Nam Vương là “hàng giả”?

Đơn vị chịu trách nhiệm và phân phối độc quyền sản phẩm có tên in trên bao bì TPBVSK Bổ Nam Vương khẳng định: Sản phẩm Bổ Nam Vương đang bán trên thị trường là “hàng giả”...!?

Khoa học & Đời sống số 5, ngày 02/02/2023 đăng bài “Thực hư nguồn gốc TPBVSK Bổ Nam Vương”. TPBVSK Bổ Nam Vương được quảng cáo công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, hỗ trợ giảm các biểu hiện đau lưng, mỏi gối do thận yếu… đang được lưu hành trên thị trường với giá gần 600.000đồng/hộp 40 viên, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Để khách quan, đa chiều thông tin, ngày 02/02, PV Khoa học và Đời sống đã liên hệ làm việc với ông Đỗ Trịnh Mạnh Đức, đại diện Công ty Cổ phần truyền thông Hãng phim Tràng An về thông tin TPBVSK Bổ Nam Vương. Đây là công ty chịu trách nhiệm và phân phối độc quyền sản phẩm được in trên bao bì TPBVSK Bổ Nam Vương (số lô SX: 141122; NSX: 14/11/2022, HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Sản phẩm có số ĐKSP:0126/TRANGAN/2022) có mã số thuế: 0109739423, được thành lập từ ngày 30/8/2021. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.

TPBVSK Bổ Nam Vương đang bán trên thị trường có giá gần 600.000đồng/hộp là “hàng giả”.

TPBVSK Bổ Nam Vương đang bán trên thị trường có giá gần 600.000đồng/hộp là “hàng giả”.

Ông Đỗ Trịnh Mạnh Đức cho biết, Công ty Cổ phần truyền thông Hãng phim Tràng An có địa chỉ: Xóm Mới, thôn Phương Nhị, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là đúng. “Bổ Nam Vương đang quảng cáo, bán trên thị trường là “hàng giả”, Công ty Cổ phần truyền thông Hãng phim Tràng An đang chuẩn bị ra sản phẩm”, ông Đức khẳng định.

Sau khi báo chí vào cuộc tìm hiểu thực hư nguồn gốc sản phẩm thì web: https://bonamvuong.vn/in và zalo số hotline bán hàng của người giới thiệu tên Oanh đã xóa mọi dấu vết thông tin...

TPBVSK Bổ Nam Vương đang bán trên thị trường có giá gần 600.000đồng/hộp là “hàng giả”.

TPBVSK Bổ Nam Vương đang bán trên thị trường có giá gần 600.000đồng/hộp là “hàng giả”.

Luật sư Đỗ Ngọc Oánh, đoàn Luật sư TP HCM cho rằng, thời gian qua có không ít công ty chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm TPBVSK ra thị trường quảng cáo “khống” công dụng sản phẩm TPBVSK như thuốc điều trị bệnh, lừa người bệnh, khi cơ quan chức năng, cơ quan báo chí vào cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các đơn vị này cùng chung điệp khúc cho đó là “hàng giả”, không biết, không liên quan... Có trường hợp công ty chào hàng trên các kênh đều chung về một số điện thoại đường dây nóng của công ty mẹ, nhưng đại diện công ty cũng khăng khăng đó là “hàng giả”. Đây là hành vi đáng lên án, cơ quan chức năng cần nghiêm minh truy cứu xử phạt đến cùng để làm gương.

Theo Đời sống
back to top