TP.HCM đã đạt tiêu chí nào trong lộ trình trở lại bình thường mới?

Trong bản dự thảo trở lại trạng thái bình thường mới của Bộ Y tế, TP.HCM vẫn chưa đạt được tiêu chí giảm số ca mắc liên tiếp 2 tuần.
dich Covid-19 o TP.HCM anh 1

Trong dự thảo lộ trình để TP.HCM và các tỉnh, thành phố giãn cách trở lại trạng thái bình thường mới, các tiêu chí được Bộ Y tế đưa ra bao gồm: Tiêu chí kiểm soát dịch, tỷ lệ giường ICU, tỷ lệ tiêm vaccine, mức độ nguy cơ.

Sau 3 tuần siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, tình hình TP.HCM có nhiều diễn biến khả quan. Từ ngày 15/9, thành phố tiếp tục giãn cách xã hội thêm 2 tuần.

Số ca mắc giảm liên tục trong 2 tuần

Chưa đạt

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18/8, với nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 trên địa bàn, TP.HCM và các địa phương cần đạt được mục tiêu là: Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.

Đến nay, đồ thị số ca nhiễm trong cộng đồng tại TP.HCM đã có chiều hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao.

Số lượng F0 tại TP.HCM trong 3 tuần qua từ 25/8 đến 14/9
Theo Sở Y tế TP.HCM
Nhãn 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 12/9 13/9 14.9


Số ca F0 được công bố người 4137 3816 5086 4785 4959 5889 5447 5368 8369 8510 5303 5696 7098 7646 6656 7428 7099 6684 5479 5446 6312 0 0 0

Trong vòng 3 tuần từ 25/8 đến ngày 14/9, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 127.213 ca mắc Covid-19 mới. Trong vòng 7 ngày gần đây tính từ 8/9 đến 14/9, TP.HCM có tổng cộng 45.104 ca mắc mới.

Trong 7 ngày trước đó tính từ 1/9 đến 7/9, số ca mắc là 47.990. 7 ngày trước tiếp sau tính từ 25/8 đến 31/8, số ca mắc là 34.119. Như vậy, số ca mắc tại TP.HCM vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Tuần ghi nhận số ca mắc cao nhất tại TP.HCM tính đến 14/9 là khoảng 2/9 đến 8/9, trung bình số ca mắc là 49.278. Con số này vẫn còn rất cao so với tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.

Trước đó, trả lời báo chí chiều 13/9 liên quan việc chưa đạt tiêu chí kiểm soát dịch, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói: "Nếu căn cứ vào đây, thực tế thành phố chưa đạt tiêu chí kiểm soát dịch. Còn căn cứ vào các tiêu chí của tổ chức y tế trên thế giới, đến thời điểm này thành phố cũng chưa đạt. Tuy nhiên căn cứ vào dữ liệu ngành y tế đang có, tình hình thành phố đã và đang khả quan".

Lý giải nguyên nhân khó chạm đến tiêu chí này, PGS Tăng Chí Thượng cho rằng biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh, ngành y làm giảm đi số ca mắc, nhưng mong giảm hẳn là rất khó.

Giường ICU đáp ứng 3%

Đạt

Tiêu chí tiếp theo trong dự thảo của Bộ Y tế là số giường cấp cứu ICU với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị theo quy định đảm bảo đáp ứng 3% số ca nhiễm khi tỉnh, thành phố được đánh giá nguy cơ rất cao. Tại TP.HCM, số giường ICU hiện tại chủ yếu từ các trung tâm hồi sức từ Trung ương chi viện.

Tính đến ngày 6/9, tại tầng 3, TP.HCM huy động và được hỗ trợ tổng cộng 10 bệnh viện, trung tâm hồi sức chuyên sâu với 4.600 giường. Ngoài ra, toàn thành phố có 191 cơ sở cách ly tập trung ở tầng 1 với 35.369 giường. 81 bệnh viện tầng 2 có tổng cộng 64.400 giường.

dich Covid-19 o TP.HCM anh 2
Bên trong khu hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Hồi sức do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vận hành. Ảnh: Duy Hiệu.

Bên cạnh đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND TP vào ngày 29/8 và chỉ đạo của Bộ Y tế về việc huy động tối đa các nguồn lực tư nhân, TP.HCM có thêm 9 bệnh viện đa khoa và 1 bệnh viện chuyên khoa tư nhân tham gia tiếp nhận điều trị Covid-19 với tổng số giường là 1.085.

Về trang thiết bị y tế, Sở Y tế TP.HCM đã tiếp nhận tài trợ và phân bổ các trang thiết bị y tế ở các cơ sở điều trị Covid-19 trên địa bàn như sau: 560 máy thở chức năng cao, 620 máy thở xâm nhập, không xâm nhập, 2.400 hệ thống oxy dòng cao (HFNC), 39 máy lọc máu liên tục, 3 hệ thống ECMO...

Ngoài ra, Sở Y tế đã phân công các bệnh viện tuyến trên (tầng 3) hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tăng dưới (tầng 2) để tăng cường hội chẩn chuyên môn và chuyển viện điều trị kịp thời.

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19

Đạt

Tiêu chí động để đưa TP.HCM và các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội an toàn là tỷ lệ tiêm vaccine của người dân.

Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tính tới ngày 30/6/2021, TP.HCM có 7.208.800 người từ 18 tuổi trở lên.

Số liệu tiêm vaccine tại TP.HCM qua 5 đợt tính đến 14/9
Theo Sở Y tế TP.HCM
Nhãn Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5
số mũi vaccine mũi 9155 64416 86450 853841 5912700

Theo báo cáo kết quả cập nhật số liệu tiêm vaccine đến 7h ngày 14/9 tại TP.HCM, tổng lượt người được tiêm là 8.156.773, trong đó 928.070 lượt người trên 65 tuổi, người có bệnh nền.

Trong đó có 6.583.974 mũi 1, đạt tỷ lệ 91,3% trên dân số từ 18 tuổi và 1.572.799 mũi 2, đạt tỷ lệ 21,8% trên dân số từ 18 tuổi của thành phố.

Tiêu chí của địa phương thực hiện phòng dịch, chống dịch ở trạng thái bình thường mới theo dự thảo của Bộ Y tế là tỷ lệ tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi ít nhất 1 mũi đạt trên 70% và trên 20% người trên 18 tiêu đủ liều vaccine.

Tổng số liều vaccine được Bộ Y tế phân bổ cho TP.HCM tính đến 14/9 là 5.828.904 liều, trong đó có 4.436.490 liều AstraZeneca, 9.000 liều Vero Cell, 706.404 liều Pfizer và 576.200 liều Moderna. Ngoài ra, thành phố nhận được 5.000.000 liều Vero Cell từ nguồn tài trợ (trong đó đã xuất cho mượn 2.550.000 liều).

Lãnh đạo TP.HCM xác định độ phủ vaccine là điều kiện quan trọng để thành phố có thể tiến tới kịch bản tốt nhất - mở cửa từng phần.

Để đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2, TP.HCM đã xin ý kiến Bộ Y tế về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

Đánh giá vùng nguy cơ

Chưa đạt

Tiêu chí động theo dự thảo của Bộ Y tế là mức đánh giá nguy cơ theo quyết định 2686/QĐ- BCĐQG ngày 31/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (phân theo các mức nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và trạng thái bình thường mới).

Theo quyết định này, mức độ nguy cơ được tính toán trên các dữ liệu tổng hợp (được thể hiện trên bản đồ), có thể có trường hợp khác với mức nguy cơ chỉ dựa trên các thông tin dịch tễ cơ bản. Trong trường hợp này cần chọn mức độ rủi ro cao hơn để áp dụng các biện pháp tương ứng.

Bốn mức độ nguy cơ được thể hiện tới cấp xã trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc:

- Màu xanh: Mức Bình thường mới.

- Màu vàng: Mức Nguy cơ.

- Màu cam: Mức Nguy cơ cao.

- Màu đỏ: Mức Nguy cơ rất cao.

Theo Bản đồ Covid-19 của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, tỷ lệ vùng nguy cơ tính theo tổ dân phố tại TP.HCM như sau:

dich Covid-19 o TP.HCM anh 3

Tính theo tỷ lệ vùng xanh theo từng địa phương, TP.HCM có 6 quận, huyện đạt trên 50% vùng xanh (Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, TP Thủ Đức, Phú Nhuận, Tân Bình). Các địa phương có tỷ lệ vùng xanh dưới 40% là quận 11, 8, Nhà Bè và quận 4.

dich Covid-19 o TP.HCM anh 4
Bản đồ phân loại mức độ nguy cơ tại các địa phương của TP.HCM. Ảnh chụp lại Bản đồ vùng xanh tổ khu phố Covid-19 của Sở TTTT TP.HCM.

Tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 8 mở rộng diễn ra chiều 14/9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá sau hơn 3 tuần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, TP.HCM đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, khi toàn thành phố đối chiếu lại các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh thì nhìn chung chưa đạt.

Các địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, quận 7 đã đạt được kết quả tích cực, chiếu theo tiêu chí của Bộ Y tế thì đây là những địa phương đầu tiên của TP.HCM cơ bản kiểm soát được dịch.

Các địa phương như huyện Nhà Bè, quận 5, 11, Phú Nhuận cũng đạt kết quả tốt. Nhiều quận, huyện đang tiến tới ngưỡng tiêu chí kiểm soát dịch.

Bản dự thảo "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg" đang được gửi xin ý kiến của các chuyên gia, thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Theo zingnews.vn
Sơ cấp cứu đúng cách cứu sống trẻ bị chó tấn công

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chó cắn

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vắc xin dại kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top