Tổn thương lại dây chằng chéo

(khoahocdoisong.vn) - Không phải tất cả các trường hợp bị tổn thương dây chằng chéo sau đều phải mổ, chỉ định phẫu thuật phải căn cứ vào mức độ tổn thương, tuổi, tình trạng khớp gối (hạn chế vận động, thoái hóa khớp...) và nhu cầu vận động của bệnh nhân.

Hỏi: Cách đây 6 năm em có bị đứt dây chằng chéo gối sau trong khi chơi đá bóng và đã mổ tái tạo dây chằng chéo. Kết quả mổ tốt và cả quá trình hồi phục cũng rất khả quan. Nhưng sau 1 năm thì em bị tai nạn xe, bị mất trụ và có dấu hiệu đứt lại dây chằng. Từ đó đến nay đã 5 năm, chân khá  yếu, vẫn đi lại bình thường, nhưng chỉ cần tác động nhẹ là có thể ngã. Xin bác sĩ tư vấn giúp, tình trạng chân em có thể trị liệu được không hay phải phẫu thuật? Nếu tiến hành phẫu thuật lại thì khả năng thành công, hồi phục là như thế nào? Thời gian để điều trị sau phẫu thuật là bao lâu vì hiện tại em vẫn đi làm.

Hoàng Anh (Thanh Hóa)

ThS.BS Phùng Văn Tuấn, Bệnh viện  T.Ư Quân đội 108: Trường hợp của bạn có khả năng tổn thương lại dây chằng chéo sau. Không phải tất cả các trường hợp bị tổn thương dây chằng chéo sau đều phải mổ, chỉ định phẫu thuật phải căn cứ vào mức độ tổn thương, tuổi, tình trạng khớp gối (hạn chế vận động, thoái hóa khớp...) và nhu cầu vận động của bệnh nhân. Nếu hiện tại bạn thấy chân yếu, dễ ngã khi bị tác động nhẹ, đó là những yếu tố quan trọng để chỉ định phẫu thuật. Thời gian nằm viện khoảng 5 - 7 ngày sau đó bạn trải qua quá trình luyện tập khoảng 9 - 12 tháng (nhưng sau mổ khoảng 12 tuần bạn có thể đi lại bình thường mà không cần nạng). Kết quả phẫu thuật sẽ cải thiện hơn so với trước mổ, tuy nhiên rất khó phục hồi hoàn toàn như gối lành. Thực tế để quyết định phẫu thuật hay không, bạn cần được khám, chụp MRI để có quyết định chính xác.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top