Tôm rất bổ dưỡng nhưng 7 nhóm người này không nên ăn

Tôm là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn tôm.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Tôm chứa nhiều purine, có thể gia tăng hàm lượng acid uric trong máu, gây ra các vấn đề cho người bị gút hoặc viêm khớp.

Người có hàm lượng cholesterol cao

Tôm có chứa cholesterol tự nhiên. Người có hàm lượng cholesterol cao trong máu nên hạn chế tiêu thụ lượng lớn tôm để kiểm soát mức cholesterol.

Người bị dị ứng hải sản

Dị ứng với hải sản, bao gồm tôm, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như sưng, ngứa, hoặc khó thở. Đối với những người này, việc ăn tôm có thể rất nguy hiểm và cần phải tránh.

Người mắc bệnh về xương

Tôm có chứa chất canxi, nhưng nếu bạn có vấn đề về xương như loãng xương, cần kiểm soát lượng canxi tiêu thụ từ các nguồn khác để đảm bảo sự cân bằng phù hợp.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Các lưu ý khi ăn tôm

Khi ăn tôm, có một số điều cần lưu ý khi tiêu thụ để đảm bảo rằng bạn nhận được tất cả các lợi ích sức khỏe và tránh mọi rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.

Tránh ăn tôm chết. Khi tôm chết, chúng có xu hướng phân hủy thành histamin, chất này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, tôm chết thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong đường ruột, khi ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Không nên ăn quá nhiều tôm. Mặc dù tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 107gam tôm mỗi tuần.

Hạn chế tiêu thụ tôm sống. Tôm và các loại hải sản khác có thể chứa ấu trùng và trứng sán từ môi trường sống của chúng. Nếu không được chế biến cẩn thận, tôm sống có thể tạo điều kiện cho những sinh vật gây hại này xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

Theo Đời sống
Món ngon giữ ấm cơ thể

Món ngon giữ ấm cơ thể

Vào mùa lạnh, hãy đổi món và chăm sóc cả gia đình bằng những món ăn chế biến từ các loại thực phẩm giữ ấm cơ thể tốt cho sức khỏe.
Lắc chân, gấu bông lọt vào dạ dày trẻ 4 - 5 tuổi

Hy hữu: Lắc chân lọt vào dạ dày bé 5 tuổi

Dị vật đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi vì tò mò hiếu động nuốt nhầm những thứ không phải thực phẩm hoặc chưa tập trung khi ăn uống nên nuốt phải hạt, xương cá…
back to top