'Tôi chịu sức ép khi làm Luật Phòng chống tác hại của rượu bia'

Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong nói bị nhiều người dè bỉu khi thẩm tra dự luật, có người còn bảo ông "khùng điên".

<div> <p style="text-align: justify;">Luật Ph&ograve;ng chống t&aacute;c hại của rượu bia c&oacute; hiệu lực từ ng&agrave;y 1/1/2020. L&agrave; người chủ tr&igrave; thẩm tra dự luật, &ocirc;ng Đặng Thuần Phong, Ph&oacute; chủ nhiệm Ủy ban về c&aacute;c vấn đề x&atilde; hội, trả lời&nbsp;<em>VnExpress</em>&nbsp;về những vấn đề li&ecirc;n quan.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<em>Luật Ph&ograve;ng chống t&aacute;c hại của rượu bia bắt đầu c&oacute; hiệu lực, &ocirc;ng t&acirc;m đắc với&nbsp; quy định n&agrave;o nhất?</em></p> <p style="text-align: justify;">- T&ocirc;i t&acirc;m đắc nhất quy định &quot;đ&atilde; uống rượu bia th&igrave; kh&ocirc;ng l&aacute;i xe&quot;. Đ&acirc;y l&agrave; th&ocirc;ng điệp quyết liệt, được lấy &yacute; kiến nhiều lần. Ng&agrave;y 30/12/2019, Ch&iacute;nh phủ ban h&agrave;nh Nghị định&nbsp;100 quy định xử phạt vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh trong lĩnh vực giao th&ocirc;ng đường bộ v&agrave; đường sắt (thay thế Nghị định 46 năm 2016). Theo đ&oacute;, người uống rượu bia m&agrave; đi xe đạp cũng bị phạt tới 600.000 đồng, điều khiển &ocirc;t&ocirc; th&igrave; mức phạt đến 40 triệu đồng, xe m&aacute;y tới 8 triệu đồng. Giải ph&aacute;p n&agrave;y đ&aacute;nh v&agrave;o kinh tế, gi&uacute;p người d&acirc;n thay đổi dần nhận thức, h&agrave;nh vi.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian qua, rượu bia l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n dẫn đến tai nạn giao th&ocirc;ng, bạo lực gia đ&igrave;nh, mất trật tự an to&agrave;n x&atilde; hội, ảnh hưởng đến lợi &iacute;ch kinh tế, x&atilde; hội, l&agrave;m biết bao gia đ&igrave;nh tan n&aacute;t. Kh&ocirc;ng chỉ thế, Việt Nam c&ograve;n l&agrave; nước&nbsp;sử dụng rượu bia nhiều nhất Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;, thứ ba ch&acirc;u &Aacute;, thuộc top dẫn đầu thế giới, nhưng thứ hạng về đọc s&aacute;ch lại k&eacute;m nhất. Điều n&agrave;y rất đau x&oacute;t.</p> <p style="text-align: justify;">Động lực ph&aacute;t triển ở đ&acirc;u, năng suất lao động sẽ như thế n&agrave;o, x&atilde; hội sẽ đi về đ&acirc;u khi lớp trẻ d&iacute;nh v&agrave;o rượu bia v&agrave; c&aacute;c chất k&iacute;ch th&iacute;ch ng&agrave;y c&agrave;ng nhiều? Cấm l&aacute;i xe khi đ&atilde; uống rượu bia sẽ l&agrave;m nhu cầu rượu bia giảm, từ đ&oacute; giảm nguồn cung, gi&uacute;p ch&uacute;ng ta khắc phục được những hậu quả n&oacute;i tr&ecirc;n.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội. Ảnh: Ngọc Thắng" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/16/dang-thuan-phong-vne-9334-1577800744.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Đặng Thuần Phong, Ph&oacute; chủ nhiệm Ủy ban về c&aacute;c vấn đề X&atilde; hội. Ảnh: <em>Ngọc Thắng</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><em>- Kh&ocirc;ng chỉ cấm l&aacute;i xe khi c&oacute; nồng độ cồn trong người, luật c&ograve;n quy định rất chi tiết 10 điều cấm kh&aacute;c, trong đ&oacute; c&oacute; cấm x&uacute;i giục, l&ocirc;i k&eacute;o, &eacute;p buộc người kh&aacute;c uống rượu bia. L&agrave;m thế n&agrave;o để nhận diện v&agrave; xử phạt c&aacute;c h&agrave;nh vi n&agrave;y?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nội dung n&agrave;y được đưa ngay v&agrave;o khoản 1 của điều quy định c&aacute;c h&agrave;nh vi cấm v&igrave; thời gian qua t&igrave;nh trạng n&agrave;y ở Việt Nam xảy ra nhiều qu&aacute;. Đi nhậu cứ &eacute;p nhau, x&uacute;i nhau, người ta kh&ocirc;ng uống nữa th&igrave; kh&iacute;ch tướng để uống với lời lẽ như kh&ocirc;ng uống th&igrave; h&egrave;n, nam v&ocirc; tửu như cờ v&ocirc; phong, kh&ocirc;ng c&oacute; bản lĩnh đ&agrave;n &ocirc;ng... Nhận diện v&agrave; xử phạt những h&agrave;nh vi n&agrave;y kh&ocirc;ng kh&oacute;. V&iacute; như c&oacute; người tố &ocirc;ng Phong &eacute;p uống rượu, cơ quan nhận được đơn tố c&aacute;o, x&aacute;c minh c&oacute; thật th&igrave; t&ocirc;i sẽ bị kỷ luật.</p> <p style="text-align: justify;">Hoặc ai đ&oacute; lỡ &eacute;p bạn b&egrave; uống say, đi về người ta gặp tai nạn giao th&ocirc;ng, mất mạng th&igrave; gia đ&igrave;nh họ sẽ tố ngay. Cơ quan chức năng điều tra đ&uacute;ng như vậy th&igrave; anh sẽ bị truy cứu tr&aacute;ch nhiệm h&igrave;nh sự.&nbsp;Nếu việc &eacute;p buộc uống rượu bia xảy ra tại qu&aacute;n bia, chủ qu&aacute;n hoặc những người chứng kiến c&oacute; thể b&aacute;o cơ quan chức năng để người c&oacute; thẩm quyền đến lập bi&ecirc;n bản, xử phạt h&agrave;nh ch&iacute;nh. Như vậy c&oacute; g&igrave; m&agrave; kh&ocirc;ng khả thi.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">C&oacute; thể ban đầu người Việt Nam duy t&igrave;nh, kh&ocirc;ng tố bị &eacute;p, nhưng quy định cũng l&agrave; c&aacute;ch để gửi th&ocirc;ng điệp đến tất cả mọi người, ai uống được bao nhi&ecirc;u th&igrave; uống, đừng &eacute;p buộc, l&ocirc;i k&eacute;o người kh&aacute;c uống rượu bia. T&ocirc;i cho rằng cứ từng ch&uacute;t từng ch&uacute;t t&aacute;c động, người d&acirc;n sẽ thấu hiểu.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- &quot;Đ&atilde; uống rượu bia th&igrave; kh&ocirc;ng l&aacute;i xe&quot; l&agrave; xương sống của Luật Ph&ograve;ng chống t&aacute;c hại của rượu bia, nhưng ngay từ đầu lại kh&ocirc;ng được đại biểu Quốc hội đồng t&igrave;nh. &Ocirc;ng v&agrave; cộng sự đ&atilde; l&agrave;m g&igrave; để thuyết phục Quốc hội th&ocirc;ng qua dự luật?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngay từ đầu nội dung n&agrave;y đ&atilde; nhận được nhiều &yacute; kiến tr&aacute;i chiều. Kiến nghị của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới kh&aacute;c với Hiệp hội doanh nghiệp rượu bia, xuất ph&aacute;t từ lợi &iacute;ch của hai b&ecirc;n. Chủ tr&igrave; những cuộc hội thảo lấy &yacute; kiến, t&ocirc;i rất mệt mỏi. Chuy&ecirc;n gia sức khỏe th&igrave; ki&ecirc;n quyết cấm, nhưng chuy&ecirc;n gia đứng về ph&iacute;a doanh nghiệp th&igrave; phản đối. Họ c&atilde;i nhau quyết liệt v&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i phải dung h&ograve;a.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, &yacute; kiến chuy&ecirc;n gia chỉ tham khảo, đại biểu Quốc hội mới quyết định. Khi nội dung n&agrave;y được đưa ra xin &yacute; kiến đại biểu trước ng&agrave;y biểu quyết th&ocirc;ng qua dự luật kh&ocirc;ng qu&aacute; b&aacute;n. Ch&uacute;ng t&ocirc;i rất lo, kh&ocirc;ng kh&eacute;o chỉ v&igrave; điều n&agrave;y m&agrave; vỡ cả luật. Nếu r&uacute;t ra, để quy định b&igrave;nh thường như Luật An to&agrave;n giao th&ocirc;ng th&igrave; t&iacute;nh hiệu triệu v&agrave; gi&aacute; trị sẽ kh&ocirc;ng cao.</p> <p style="text-align: justify;">Ch&uacute;ng t&ocirc;i băn khoăn, tại sao th&ocirc;ng điệp tiến bộ như vậy lại kh&ocirc;ng được ủng hộ? Tất cả c&ugrave;ng ngồi lại ph&acirc;n t&iacute;ch cặn kẽ, l&agrave;m b&aacute;o c&aacute;o giải tr&igrave;nh hợp l&yacute; hợp t&igrave;nh. Quy định cấm uống rượu bia khi l&aacute;i xe v&igrave; thế vẫn xuất hiện trong dự thảo luật tr&igrave;nh Quốc hội th&ocirc;ng qua v&agrave; Thường vụ Quốc hội phải &quot;tha thiết&quot; mong đại biểu đồng &yacute; bổ sung v&agrave;o. Thậm ch&iacute;, người điều h&agrave;nh phi&ecirc;n l&agrave;m việc c&ograve;n phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần mong muốn đ&oacute;.</p> <p style="text-align: justify;">Điều đ&aacute;ng mừng l&agrave; sau từ &quot;tha thiết&quot; của ch&uacute;ng t&ocirc;i, đại biểu Quốc hội đ&atilde; ủng hộ cao. Nội dung tr&ecirc;n được bổ sung v&agrave;o dự thảo luật v&agrave; được th&ocirc;ng qua. Th&agrave;nh c&ocirc;ng n&agrave;y khiến ai cũng bất ngờ.</p> <p style="text-align: justify;">- <em>Cảm x&uacute;c của &ocirc;ng thế n&agrave;o khi luật đ&atilde; c&oacute; hiệu lực?</em></p> <p style="text-align: justify;">- N&oacute;i thật tới giờ ph&uacute;t n&agrave;y ch&iacute;nh t&ocirc;i c&ograve;n bị sức &eacute;p gh&ecirc; gớm. Nhiều người qua điện thoại vẫn n&oacute;i kh&aacute;y, n&oacute;i mỉa như &quot;mấy &ocirc;ng l&agrave;m luật như đi&ecirc;n, cấm sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao th&ocirc;ng th&igrave; Tết n&agrave;y về &ocirc;ng đi bộ m&agrave; đi chơi&quot;, hay &quot;l&agrave;m c&aacute;i luật kh&ugrave;ng đi&ecirc;n như thế m&agrave; cũng l&agrave;m được&quot;.&nbsp;C&oacute; nhiều người bạn ở c&aacute;c c&acirc;u lạc bộ m&agrave; t&ocirc;i sinh hoạt c&ograve;n n&oacute;i &quot;&ocirc;ng n&agrave;o l&agrave;m luật n&agrave;y đi&ecirc;n kh&ugrave;ng thế&quot;.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">T&ocirc;i hỏi họ quy định n&agrave;y&nbsp;tốt hay xấu cho x&atilde; hội? Nhậu rồi tai nạn giao th&ocirc;ng, bạo lực gia đ&igrave;nh, bệnh hoạn, kinh tế gia đ&igrave;nh hao tổn. C&oacute; c&aacute;n bộ c&ocirc;ng chức trước đ&acirc;y buổi trưa đi ăn l&eacute;n uống mấy cốc bia th&igrave; chiều đ&oacute;ng cửa trốn kh&ocirc;ng l&agrave;m việc. Tại sao c&aacute;c &ocirc;ng thấy c&aacute;i tốt kh&ocirc;ng ủng hộ lại c&ograve;n n&oacute;i n&agrave;y n&oacute;i nọ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Bản th&acirc;n &ocirc;ng thấy m&igrave;nh bị ảnh hưởng như thế n&agrave;o từ những quy định đ&atilde; uống rượu bia kh&ocirc;ng l&aacute;i xe?</em></p> <p style="text-align: justify;">- T&ocirc;i c&oacute; sử dụng rượu bia, l&agrave;m sao m&agrave; tr&aacute;nh khỏi khi tham gia đ&aacute;m cưới, đ&aacute;m giỗ. Bạn b&egrave; t&ocirc;i ở trong qu&ecirc; ra H&agrave; Nội mời cơm, gặp nhau cũng thường mời nhau v&agrave;i cốc bia. Trong cuộc sống h&agrave;ng ng&agrave;y, như sinh nhật, hay khi c&oacute; niềm vui, nỗi buồn, t&ocirc;i cũng gọi bạn b&egrave; l&agrave;m v&agrave;i cốc bia chia sẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đ&acirc;y t&ocirc;i chạy xe m&aacute;y đi uống, sau đ&oacute; tự chạy về. Nhưng từ h&ocirc;m nay, t&ocirc;i kh&ocirc;ng l&agrave;m việc đ&oacute; nữa. Nếu c&oacute; đi, t&ocirc;i sẽ gọi taxi, hoặc t&igrave;m chỗ gần nh&agrave;, l&agrave;m v&agrave;i cốc rồi đi bộ về, từ chối những cuộc nhậu kh&ocirc;ng cần thiết. T&ocirc;i kh&ocirc;ng uống rượu bia qu&aacute; sức m&igrave;nh v&agrave; kh&ocirc;ng bao giờ lạm dụng rượu bia. Quy định n&agrave;y kh&ocirc;ng chỉ gi&uacute;p t&ocirc;i m&agrave; nhiều người kh&aacute;c cũng sẽ c&oacute; th&oacute;i quen như vậy.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Với nhiều quy định mới mang t&iacute;nh đột ph&aacute;, &ocirc;ng kỳ vọng luật sẽ mang lại hiệu quả như thế n&agrave;o?</em></p> <p style="text-align: justify;">- T&ocirc;i tin rằng luật sẽ thay đổi nhận thức, h&agrave;nh vi của người Việt Nam trong vấn đề sử dụng rượu bia. Nhiều khi sử dụng một ch&uacute;t th&igrave; c&oacute; lợi, lạm dụng lại c&oacute; hại.&nbsp;Luật c&oacute; hiệu lực, b&agrave;i to&aacute;n an to&agrave;n cho cộng đồng, b&agrave;i to&aacute;n li&ecirc;n quan tới kinh tế, t&iacute;nh mệnh v&agrave; sức khỏe con người được đảm bảo tốt hơn, giảm đi những đau đớn cho c&aacute;c gia đ&igrave;nh c&oacute; người thương tật hoặc mất đi do rượu bia.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay con t&ocirc;i đ&atilde; học xong đại học, t&ocirc;i hỏi đi chơi bạn b&egrave; c&oacute; uống rượu bia kh&ocirc;ng, n&oacute; n&oacute;i &quot;con kh&ocirc;ng th&iacute;ch uống&quot;. Giới trẻ biến chuyển như vậy l&agrave; rất đ&aacute;ng mừng. T&ocirc;i mong sự thay đổi sẽ diễn ra đồng bộ, những th&oacute;i quen tốt sẽ được lan tỏa để uống rượu bia trở th&agrave;nh văn h&oacute;a chứ kh&ocirc;ng bị lạm dụng.</p> </div> <p style="text-align: justify;"><a href="https://vnexpress.net/thoi-su/toi-chiu-suc-ep-khi-lam-luat-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-4035767.html">Theo vnexpress.net</a></p>

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top