Tóc đẹp bằng thảo dược đơn giản

Phụ nữ Việt Nam xưa thường có mái tóc dài, đen mượt, óng khoẻ là nhờ sử dụng các cây cỏ, thảo dược gội đầu, làm đẹp tóc. Đến nay, y học cổ truyền vẫn còn ghi chép nhiều bài thuốc chữa trị rụng tóc, bạc tóc, làm đẹp cho mái tóc rất dễ áp dụng.

Đu đủ: Tóc khô và không bóng thì lấy đu đủ ngâm dầu dừa để chải tóc sẽ làm tóc mềm, mượt, bóng hơn.

Trị tóc khô: Lấy tang bạch bì, trắc bách diệp mỗi thứ 500g, nấu nước gội đầu sẽ làm mượt tóc.

Lòng trắng trứng: Tóc khô, không bóng thì dùng lòng trắng trứng gà bôi lên, chờ 10 – 15 phút sau gội sạch, tóc sẽ óng ả.

Dầu hạt cải làm đen tóc: Hạt cải ép lấy dầu, bôi lên tóc làm tóc dài và đen.

Nước trà: Pha 50g trà với 1 lít nước sôi để âm ấm. Sau khi gội đầu xong dùng nước trà gội lại đầu và tóc một lần nữa sẽ giúp mượt tóc.

Mềm mượt tóc bằng bia: Gội đầu thật sạch, lau khô rồi dùng 1 lon bia dội lên tóc cho thấm đều. Khi gội kết hợp với gãi, massage da đầu để bia thấm vào chân tóc. Ủ tóc 20 phút sau gội lại bằng nước ấm sạch.

Mật ong, trứng gà giúp tóc khỏe, bóng mượt

Nhuộm tóc bằng đậu: Đun đậu tương (đậu nành) với dấm, bỏ đậu lấy nước cô đặc, nhuộm tóc thành đen.

Tóc bóng mượt, không bị khô, rụng, tóc phát triển tốt: 1 muỗng canh mật ong + 1 lòng đỏ trứng gà + 1 muỗng canh nước cốt hành (hành củ giã nát bỏ vào miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt) + 2 muỗng dầu mè. Tất cả trộn đều đánh nhuyễn. Nếu tóc nhiều, dày thì tăng liều. Bôi hổn hợp này lên tóc cho đều, thấm cả chân tóc, lấy mũ nilon đội lên đầu, bên ngoài dùng khăn lông lớn thấm nước ấm vắt ráo chườm lên đầu. Sau 2 giờ thì gội sạch. Mỗi tuần làm từ 2 – 3 lần.

Trị bệnh hói đầu, tóc rụng, thưa, vàng: Hòa 500ml giấm lâu năm với 1 lít nước. Mỗi ngày gội đầu 1 lần.

Trị rụng tóc, tóc thưa: Lá dâu tươi 200g; mè đen (giã nát) 100g. Bỏ thuốc vào túi vải buột kỹ nấu với 3 lít nước sôi 15 phút, lọc lấy nước, bỏ bã. Gội đầu khi nước thuốc còn ấm. Ngày 1 lần.

Trị rụng tóc, tóc thưa: Tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 500g; trắc bá diệp (lá trắc bá) 500g. Ngâm vỏ rễ dâu trong nước cho mềm, chặt nhỏ cùng lá trắc bá. Nấu hỗn hợp với 5 lít nước, đun sôi 15 phút, lọc lấy nước gội đầu khi thuốc còn ấm. Hai ngày thực hiện một lần.

BS Nguyễn Thị Lệ Quyên 

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top