Tổ hợp vũ khí chống tàu ngầm "Otvet” của Nga thử nghiệm thành công trên Biển Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nga tiến hành diễn tập phóng hệ thống tên lửa chống ngầm mới nhất "Otvet - Đáp trả", được thực hiện trên Biển Nhật Bản.

Khinh hạm tên lửa "Nguyên soái Shaposhnikov" thuộc Hạm đội Thái Bình Dương được lệnh tiến vào vùng biển Vịnh Peter Đại đế. Tại đây, chiến hạm nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt một mục tiêu ngầm, mô phỏng tàu ngầm của kẻ thù.

Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, khi phát hiện mục tiêu, khu trục hạm phóng tên lửa chống ngầm. Đầu đạn của vũ khí chống ngầm thành công tiêu diệt mục tiêu huấn luyện dưới nước.

Khu trục hạm Nga thử nghiệm tên lửa chống ngầm Otvet trên biển Nhật Bản

Chuyên gia quân sự, tổng biên tập tạp chí Tiềm lực Tổ quốc Viktor Murakhovsky cho biết, tổ hợp tên lửa “Otvet – Đáp trả” là vũ khí chống ngầm tầm xa được trang bị trên các chiến hạm nổi.

Hiện nay các chiến hạm được trang bị tổ hợp ngư lôi – tên lửa chống tàu ngầm “Paket”, có tầm bắn 10 km, “Otvet, theo các thông số kỹ chiến thuật được công bố có tầm bắn 50 km. Tên lửa là tổ hợp vũ khí phát hiện, xác định mục tiêu và tiêu diệt tàu ngầm.

Tổ hợp vũ khí cấu thành từ một số bộ phận riêng lẻ. Các phương tiện phát hiện và chỉ thị mục tiêu như sona được lắp đặt trên chiến hạm như trạm radar thủy âm hoặc có thể dẫn đường tên lửa từ trực thăng hoặc máy bay chống ngầm.

Các chiến hạm hiện nay được trang bị hệ thống giá phóng đa năng 3S-14 cho các tên lửa hành trình Onyx và Calibre và cho tên lửa chống ngầm Otvet. Đây là một tên lửa hành trình, được lắp một ngư lôi cỡ nhỏ với đầu tự dẫn thủy âm.

Khi phát hiện mục tiêu, tên lửa được phóng lên và đưa ngư lôi bay tới điểm chạm, hạ xuống mặt nước bằng dù.
Khi xuống nước, ngư lôi tách rời khỏi thân tên lửa, khởi động động cơ hành trình và sonar, tự động truy tìm và tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách lên đến 10 km.

Tổ hợp vũ khí chống ngầm "Otvet" là một bước phát triển lớn hiệu quả của tác chiến chống ngầm.
Vũ khí có thể bắn trúng tàu ngầm ở khoảng cách xa, ngăn chặn các tàu ngầm tiếp cận khoảng cách phóng ngư lôi.

Tàu ngầm cũng không thể phát hiện tên lửa chống ngầm được phóng đi, do tên lửa được phóng và bay trên không với tốc độ cao.

Ưu điểm chính của tổ hợp vũ khí là tốc độ tấn công tàu ngầm của đối phương. Tàu ngầm có thể bị tấn công trong vòng vài phút sau khi phát hiện. Một quả ngư lôi sẽ di chuyển trên khoảng cách này trong vài chục phút.

Sau khi ngư lôi đã xuống nước, tàu ngầm thực tế không có cơ hội thoát khỏi bị tấn công. Ngư lôi tự tìm mục tiêu và tấn công tàu ngầm ở bất kỳ phần nào thân tàu. Sự kết hợp giữa tên lửa và ngư lôi là một bước tiến lớn về hiệu quả tác chiến chống ngầm.

Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường âm thanh, tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính, cho phép ngư lôi có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu với độ chính xác cao.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top