Tính thành phần dinh dưỡng để tăng tuổi thọ

kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như viêm tiểu cầu thận, vữa xơ động mạch, ung thư… người già cần biết cách tính thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Suy giảm chức năng ảnh hưởng tới sinh dưỡng

Tuổi già có liên quan đến sự rối loạn sao chép AND, giảm khả năng tồn tại và phát triển của tế bào, suy giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến rối loạn sự tăng sinh tế bào, giảm chuyển hóa cơ bản, tổng hợp protein. So với các nhóm tuổi khác, độ tuổi từ 70 – 80 dễ bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội, gây chán ăn sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể và tác động đến trạng thái dinh dưỡng.

Về già, chức năng của vị giác và khứu giác giảm và thay đổi sự cảm nhận mùi vị nên giảm khả năng phát hiện vị mặn, ngọt. Giảm bài tiết nước bọt và thực quản lão hóa gây rối loạn sự co bóp thực quản ảnh hưởng tới việc nhai, nuốt. Dạ dày và hệ tiêu hóa giảm bài tiết HCl và yếu tố nội tại pepsin 20% với người khoẻ > 60 tuổi bị viêm dạ dày teo, tiêu hóa nhanh chất lỏng, tăng pH trong ruột non, tăng nhanh sự sinh trưởng vi khuẩn trong ruột…

Chính điều này làm giảm sự hấp thu sinh học các nguyên tố kim loại, vitamin và protein; giảm hấp thu protein liên kết với vitamin và folat; tăng tổng hợp folat do vi khuẩn để tăng khả năng tiêu hóa (chống lại sự kém hấp thu). Gan, mật giảm tốc độc lưu thông máu, thay đổi cấu trúc và sinh hóa học, giảm hoạt động enzym, giảm tổng hợp albumin và giảm thấp liều thuốc sử dụng.

Tuyến tụy giảm nhẹ bài tiết enzym và bicarbonat làm thay đổi triệu chứng lâm sàng ở người già. Vi sinh vật trong ruột tăng nhwnh sự sinh trưởng tại ruột non và trong viêm dạ dày teo gây ảnh hưởng tới việc hấp thu vitamin tan trong nước và vitamin K.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/thanh-phan-dinh-duongtang-tuoi-tho-mau1.jpg

Dinh dưỡng giúp tăng tuổi thọ.

Ăn hạn chế giúp khoẻ và giảm bệnh mạn tính

Dinh dưỡng và khẩu phầu ăn có vai trò quan trọng để kéo dài tuổi thọ. Khẩu phần ăn quá nhiều protein, lipit làm tăng nguy cơ sinh khối u, dễ nhiều bệnh đồng thời xuất hiện nhanh các chỉ số sinh học, lý học và miễn dịch chứng tỏ tuổi già đang đến gần.

Trong khi đó, tăng lượng các chất chống oxy hóa như vitamin C, E và caroten (tiền sinh tố A) có thể làm giảm nồng độ các gốc tự do trong tế bào. Để kéo dài tuổi thọ và tránh mắc bệnh mạn tính… nên có khẩu phần ăn hạn chế sau đây.

Năng lượng: Với người già nhu cầu năng lượng sẽ giảm 1/3 so với tuổi trung niên nghĩa là nam tuổi 68 cần khoảng 2.700Kcal và nữ tuổi 74 cần 1.800Kcal để thỏa mãn nhu cầu tổng tiêu hao năng lượng ngày.

Protein: Người già thường tiêu hóa hấp thu kém khi sử dụng protein cao trong khẩu phần và lượng thải nitơ qua phân sẽ tăng tùy theo lượng protein ăn vào. Lượng protein khuyến cáo ăn hàng ngày là 0,8 – 1g/kg.

Gluxit: Ở người già khả năng hấp thu gluxit sẽ bị rối loạn và giảm theo tuổi. Chức năng của thận giảm có thể tác động đến sự hấp thu và bài tiết qua đường tiểu tiện. Trong thử nghiệm với nhóm người già từ 65 – 89 tuổi, kiểm tra nhịp thở hydrogen, đã nhận thấy sự đáp ứng đòi hỏi nhịp thở phải từ 100 – 200g gluxit, chứng tỏ sự kém hấp thu gluxit. Khi sử dụng lượng gluxit cao sẽ tăng 80% nhịp thở hydrogen.

Do đó, phần lớn người già tăng nhịp thở hydrogen và kết quả của sự hấp thu gluxit kém. Mặt khác hoạt tính của của men lactase cũng giảm theo tuổi. Vì vậy, người già nên sử dụng 55 – 60% nhiệt lượng khẩu phần ăn gluxit và tăng gluxit phức hợp thay gluxit đơn.

Chất béo: Với người già và trẻ, sự tiêu hóa hấp thu chất béo tương đương khi theo dõi trong cùng một điều kiện. Nhưng tăng lượng chất béo lên khoảng 100 – 120g/ngày thì người già hấp thu chất béo kém hơn người trẻ. Tốt nhất người già nên sử dụng chất béo ở mức dưới 30% nhiệt lượng khẩu phần ăn hằng ngày, trong đó dưới 10% là béo no bão hòa, 10 – 15% axit béo chưa no một nối đôi và không nhiều hơn 10% axit béo đa nối đôi chưa bão hòa.

Chất xơ và nước: Người già nếu cung cấp đủ lượng chất xơ đều hằng ngày sẽ giảm tỷ lệ ung thư và bệnh tim. Chất xơ còn giúp điều trị táo bón, trĩ, viêm túi thừa, thoát vị khe, căng giãn tĩnh mạch, đái tháo đườg, tăng lipit huyết và béo trệ. Theo đó, người già nên ăn 25g chất xơ ngày và 30ml nước/kg trọng lượng cơ thể.

GS.TS Bùi Minh Đức

(Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top