Tinh giản chương trình là cơ hội để tinh giản nội dung trùng lặp

(khoahocdoisong.vn) - Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Trưởng tiểu ban Rà soát tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn, việc tinh giản lần này là cơ hội để xem xét, tinh giản nội dung chưa hợp lí hoặc trùng lặp.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết, việc chỉnh lí, tinh giản, hướng dẫn điều chỉnh chương trình môn học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông các cấp đã được Bộ GD&ĐT thực hiện nhiều lần. Lần này, xuất phát từ bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, học sinh phải nghỉ học quá dài nhằm đảm bảo an toàn.

Việc tinh giản được thực hiện theo 3 cách: Thứ nhất là Không dạy: Đó là một số nội dung tiếng Việt, tập làm văn mang tính lí thuyết được giảm hẳn không thực hiện trên lớp.

Thứ hai là Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm: Là những nội dung không dạy trên lớp nhưng giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm, thường là các văn bản đọc hiểu (thơ, truyện, kí, kịch, chương trình địa phương...).

Thứ ba, đáng chú ý là yêu cầu Tự học có hướng dẫn: Đây là một số nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trên lớp. Hình thức này bao gồm hướng dẫn tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung và giảm nội dung trong 1 bài để giảm thời lượng.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cũng cho rằng, ngoài yếu tố do dịch bệnh, dịp này cũng là cơ hội để rà soát phát triển chương trình, kết hợp xem xét, tinh giản nội dung chưa hợp lí hoặc trùng lặp; những nội dung không tập trung cho phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Ví dụ, bài “Các thành phần chính của câu” (Lớp 6) đã học nhiều ở cấp tiểu học. Bài “Thực hành về hàm ý” (Lớp 12) đã học khá kĩ ở lớp 9. Việc lược bớt những nội dung này sẽ tiết kiệm được thời gian học trên lớp của học sinh.

Ngoài ra, rất nhiều bài lí thuyết về làm văn các lớp trùng lặp về nội dung và yêu cầu. Ví dụ “Văn thuyết minh” đã học rất kĩ ở lớp 8 và lớp 9 nhưng đến lớp 10 học lặp lại khá nhiều, dùng tới 7 bài của lí thuyết lẫn thực hành ở đầu học kì 2. Cùng loại này là bài về tác giả Nguyễn Du đã học kĩ ở lớp 9, nên lên lớp 10 lặp lại các thông tin về tác giả này là không cần thiết.

Theo Trưởng Tiểu ban Rà soát tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn, một số nội dung học sinh hoàn toàn có thể tự học và không ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu chính (đọc hiểu và viết) là các nội dung địa phương về văn học, tiếng Việt và làm văn ở tất cả các lớp. Nội dung này đều có thể giảm nhẹ bằng cách chuyển sang yêu cầu học sinh tự học, tự thực hiện.

Do chương trình hiện hành (2006) được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm nâng cao dần (xoáy ốc) nên nhiều đề tài, chủ đề, nội dung và hình thức thể loại, kiểu văn bản và hệ thống các kĩ năng (đọc và viết) được lặp lại khá nhiều.

Vì thế việc giảm nhẹ, tinh giản một số nội dung gần nhau và các kĩ năng cơ bản không ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của kết quả đầu ra và cũng không ảnh hưởng tới tính hệ thống của chương trình.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top