Tìm thấy “chiếc lông vũ” trên dải ngân hà

Các nhà thiên văn học đã báo cáo trên tạp chí Astrophysical Journal Letters phát hiện một sợi dài, mỏng của khí lạnh, dày đặc kéo dài khỏi trung tâm, kết nối hai trong số các nhánh xoắn ốc của thiên hà.
ngan-ha.jpg
Cấu trúc khí là cầu nối giữa hai nhánh xoắn ốc của thiên hà.

Đây là lần đầu tiên một cấu trúc như vậy, trông giống như ngạnh của một chiếc lông vũ bay ra khỏi bút lông ở giữa, được phát hiện trong dải ngân hà.
Nhóm phát hiện đã đặt tên cho nó là sóng Gangotri, theo tên sông băng là nguồn của con sông dài nhất Ấn Độ, sông Hằng.
Nhà vật lý thiên văn Veena V.S. của Đại học Cologne, Đức và các đồng nghiệp đã tìm thấy sóng Gangotri - cấu trúc trải dài 6.000 đến 13.000 năm ánh sáng từ nhánh Norma của dải ngân hà đến một nhánh phụ chưa được đặt tên gần trung tâm thiên hà - bằng cách tìm kiếm các đám mây khí carbon monoxide lạnh, dày đặc và dễ theo dõi, trong dữ liệu từ kính thiên văn APEX ở San Pedro de Atacama, Chile..
Cho đến nay, tất cả các tua khí đã biết khác trong dải ngân hà đều thẳng hàng với các nhánh xoắn ốc.
Sóng Gangotri có một đặc điểm bất thường khác: Độ dữ dội. Các tua khí mảnh như dây tóc này dường như lắc lư lên xuống như một làn sóng sin trong suốt hàng nghìn năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học chưa biết điều gì có thể gây ra hiện tượng đó.
Veena hy vọng sẽ tìm thấy nhiều lông vũ thiên hà và các mảnh khác của cấu trúc thiên hà của chúng ta. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ có thể lập bản đồ dải ngân hà.

Theo sciencenews
back to top