Tìm thấy bằng chứng giải bí ẩn lâu năm trên sao Hỏa

Gần đây các nhà nghiên cứu mới tìm thấy được bằng chứng giải bí ẩn lâu năm trên sao Hỏa vốn gây nghi ngờ trong nhiều thập kỷ qua.

Nguồn ảnh: Phys.

Theo đó, trong nhiều thập kỷ, các nhà thiên văn học nghi ngờ rằng sao Hỏa có thể tràn ngập các chất hữu cơ, các phân tử có cấu trúc carbon như protein, carbohydrate, và axit nucleic… Nhưng đến gần đây các nhà nghiên cứu mới tìm thấy được bằng chứng về bí ẩn lâu năm trên sao Hỏa.

Năm 2015, tàu Mars Curiosity rover mới phát hiện những bằng chứng đầu tiên cho thấy các hợp chất hỗ trợ sự sống trên không chỉ có mặt, mà còn có thể nằm rải rác khắp sao Hỏa.

Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học nghi ngờ rằng, các chất hữu cơ có thể đáp xuống sao Hỏa qua các hạt bụi nhỏ, bụi liên sao, chỉ ba năm sau, nghiên cứu mới cho thấy thêm một phát hiện khác.

Trong một nghiên cứu mới được công bố Tạp chí Icarus, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng, khoảng một phần ba vật liệu hữu cơ trên sao Hỏa đã được đưa xuống nhờ các hành tinh và sao chổi va chạm.

Để xác định điều này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình máy tính lượng tử mô phỏng hệ mặt trời bao gồm hàng trăm ngàn tiểu hành tinh và sao chổi. Sau đó, họ sử dụng Peregrine – một siêu máy tính của Đại học Groningen ở Hà Lan – chạy nhiều mô phỏng để tìm ra kết luận.

Sau khi chạy các mô phỏng trong vài tuần, các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi thấy rằng, sao chổi và tiểu hành tinh có thể chịu trách nhiệm cho khoảng một phần ba 192 tấn carbon rơi xuống sao Hỏa mỗi năm.

Cụ thể hơn, họ phát hiện ra rằng các tiểu hành tinh cung cấp khoảng 50 tấn vật liệu hữu cơ mỗi năm (26 phần trăm), trong khi sao chổi chiếm khoảng 13 tấn (7 phần trăm) và chúng có thể đang nằm rải rác khắp nơi trên bề mặt sao Hỏa.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top