Tìm ra điểm có nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất

Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra các điểm có nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất qua việc nghiên cứu dữ liệu vệ tinh. Điều này khiến họ phải thay đổi cách suy nghĩ của mình.
điểm có nhiệt độ thấp nhất

Khu vực cao nguyên phía Đông châu Nam Cực là một vùng đất cằn cỗi, nhiều tuyết.

Các nhà khoa học đã tìm ra những thung lũng gần trung tâm châu Nam Cực có nhiệt độ xuống thấp đến gần -100 độ C vào mùa đông.

Các kết quả nghiên cứu này có thể làm thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về vấn đề nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất có thể xuống đến bao nhiêu độ.

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu vệ tinh từ năm 2004 – 2016 để đưa ra con số nhiệt độ thấp nhất, vì khu vực cao nguyên phía Đông châu Nam Cực là một vùng đất cằn cỗi, nhiều tuyết và không thể sử dụng các công cụ đo thời tiết trên bề mặt.

Họ đã tìm được các vùng trũng ở dải băng Nam Cực là điểm có nhiệt độ thấp nhất. Vì không khí lạnh dày nên bị xoáy vào những chỗ nhỏ và bị kẹt lại vài ngày khi trời trong quang và có gió nhẹ. Điều này tương tự như việc không khí lạnh thổi vào các thung lũng vào ban đem ở những nơi khác trên thế giới.

Nghiên cứu cũng cho thấy, không khí khô cũng là chìa khóa cho nhiệt độ cực lạnh. Nó khiến bề mặt tuyết và không khí phía trên lạnh hơn nữa, cho đến khi các điều kiện khô, lặng gió và trong xanh thay đổi và không khí lạnh hòa lẫn với không khí ẩm cao hơn trong khí quyển.

Các nhà khoa học công bố năm 2013 rằng, họ đã tìm ra nhiệt độ thấp nhất vào khoảng -93 độ C trên một số điểm thuộc vùng cao nguyên phía Đông châu Nam Cực.

Nhưng sau đó, họ lại nghiên cứu dữ liệu vệ tinh và thấy rằng nhiệt độ có thể xuống thấp nhất dưới -98 độ C. Đối với nhiệt độ thấp như vậy, cần phải có bầu trời và không khí khô thường trực trong vài ngày. Nhiệt độ có thể xuống thấp hơn chút ít nếu các điều kiện này kéo dài vài tuần, nhưng khó có thể xảy ra.

Nhiệt độ thấp nhất có thể đo được bằng trạm khí tượng trên Trái Đất là -89 độ C tại Trạm Vostok của Nga năm 1983. Nhưng trạm khí tượng không thể đo nhiệt độ tại tất cả các khu vực trên thế giới. Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa họ đã phân tích dữ liệu vệ tinh thu thập trong suốt các mùa đông tại Nam Hemisphere, Mỹ từ năm 2004 – 2016.

(theo Tiền Phong, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top