Tim bẩm sinh

(khoahocdoisong.vn) - Tim bẩm sinh là một bệnh lý khá nặng ở trẻ sơ sinh. Bất thường trong hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan khác và đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi: Chị gái em sinh hai cháu thì cháu đầu bị tim bẩm sinh, ngón chân ngón tay tím ngắt. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Thở gắng sức có phải suy tim không? Xin bác sĩ cho biết một số dấu hiệu của bệnh tim đáng lưu tâm.

Hoàng Ánh (Đồng Nai)

GS Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam: Tim bẩm sinh là một bệnh lý khá nặng ở trẻ sơ sinh. Bất thường trong hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan khác và đến sự phát triển của trẻ. Có thể trẻ ngay từ nhỏ đã không thể chạy chơi với các bạn vì chóng mệt, có thể tím da và niêm mạc, các ngón tay và chân bị khum và tím. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào loại dị tật tim bẩm sinh trẻ mắc. Ngày nay, nếu trẻ sinh ra có dị tật ở tim thì cơ hội dị tật được giải quyết và đứa trẻ có thể phát triển bình thường là rất lớn.

Người bệnh tim, đặc biệt suy tim có thể thở gắng sức cả khi nghỉ ngơi, phù chân cả buổi sáng lúc mới ngủ dậy, hồi hộp, trống ngực nhất là khi gắng sức. Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh tim như có cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực; Đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay; Cơn đau kéo dài hơn vài phút, cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động, cơn đau hết sau đó quay trở lại tần suất và cường độ có thể thay đổi. Người bệnh cảm thấy khó thở, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt hẳn, nôn ói hoặc ói, đánh trống ngực…

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top