Tiết dịch niệu đạo ở nam giới dễ vô sinh

Hội chứng tiết dịch niệu đạo gồm có dịch/mủ chảy từ lỗ niệu đạo ở nam giới kèm theo các triệu chứng khác như đái buốt, đái khó. Nếu không điều trị kịp thời có thể lây cho bạn tình và để lại biến chứng như viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, vô sinh…

Đây là nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất ở nam giới. Căn nguyên chính gây hội chứng tiết dịch niệu đạo là lậu cầu khuẩn và Chlamydia trachomatis.

Biểu hiện lâm sàng: Ra mủ hoặc dịch nhầy ở lỗ niệu đạo, đái buốt, đái rắt, đái khó, cảm giác ngứa rấm rứt dọc theo niệu đạo. Ngoài ra, có thể có các dấu hiệu kèm theo như: viêm kết mạc, viêm hầu họng (lậu), sưng, đau bìu…Thăm khám xét nghiệm dịch nhuộm Gram tìm song cầu Gram (-) hình hạt cà phê trong và ngoài  tế bào bạch cầu đa nhân và đếm số lượng bạch cầu trong dịch niệu đạo để chẩn đoán nguyên nhân.

Ảnh minh họa

Viêm niệu đạo do lậu: Khởi bệnh cấp tính, rầm rộ, đái buốt, đái rắt kèm theo chảy mủ ở miệng sáo, do đó người bệnh thường đi khám ngay. Thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng 2 – 6 ngày. Dịch niệu đạo là mủ vàng đặc hoặc vàng xanh, số lượng nhiều. Xét nghiệm: nhuộm Gram thấy song cầu khuẩn Gram (-) nằm trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân.

Viêm niệu đạo không do lậu: Thời gian ủ bệnh lâu hơn,  khoảng 1 – 5 tuần. Triệu chứng kém rầm rộ, người bệnh thường không có đái buốt, số lượng dịch niệu đạo ít, thường là dịch trong. Xét nghiệm: không thấy song cầu khuẩn Gram (-) có trên ≥ 5 bạch cầu/vi trường với độ phóng đại 1000 lần.

Bệnh thường gây biến chứng viêm mào tinh hoàn (triệu chứng thường bắt đầu một cách đột ngột, sưng và đau một bên tinh hoàn) dễ dẫn tới vô sinh nên cần điều trị ngay. Việc điều trị tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có chỉ định dùng thuốc khác nhau.

Đặc biệt lưu ý khi bị bệnh cần phải điều trị cho cả bạn tình. Bởi hậu quả của bệnh khi không được điều trị đúng và đầy đủ có nguy cơ lây nhiễm và gây viêm tiểu khung, thai ngoài tử cung, vô sinh ở bạn tình, gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù lòa, viêm phổi trẻ sơ  sinh…

ThS Đinh Tuấn Anh (Vụ sức khỏe bà mẹ – trẻ em)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top