Tiếp xúc trực tiếp với F0 mới coi là F1

Thay vì gặp thoáng qua ở thang máy, trong siêu thị cũng được coi là F1 và phải cách ly thì với quy định mới, F1 phải tiếp xúc trực tiếp với F0 trong thời kỳ lây truyền bệnh.

Đó là nội dung của quyết định ngày 29/12 của Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

Theo hướng dẫn này, ca bệnh nghi ngờ là người có tiếp xúc gần với F0 và có ít nhất 2 biểu hiện lâm sàng gồm sốt, ho, có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, có yếu tố dịch tễ (có mặt trên phương tiện giao thông, cùng tham dự sự kiện, nơi làm việc, lớp học) với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, người ở/đến từ khu vực có dịch.

 "F0 đang trong thời kỳ lây truyền" là 2 ngày trước khi khởi phát bệnh hoặc 2 ngày trước khi lấy mẫu đến khi xét nghiệm âm tính hoặc chỉ số tải lượng virus dưới 30.

Với ca bệnh xác định (F0), là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR.

lay-mau-hn.jpg
Tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể F0 mới coi là F1

F0 là người tiếp xúc gần (F1) hoặc có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.

Với F1, hướng dẫn này cho biết chỉ người tiếp xúc gần trong vòng 2m mà không đeo khẩu trang trong không gian hẹp và kín tối thiểu 15 phút, hoặc có bắt tay, chạm vào da, cơ thể, ôm, hôn F0, hoặc chăm sóc, thăm khám F0 trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân mới được coi là F1.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top