Tiền Giang đã có đơn vị tim mạch can thiệp

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang vừa khánh thành Đơn vị Tim mạch can thiệp. Đây là kết quả từ chương trình chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. 
Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chia sẻ: “Thời gian qua, công tác khám, chữa bệnh tại tỉnh Tiền Giang đã có một số thành tựu nhất định, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được đầu tư ngày càng hiện đại, các kỹ thuật y học tân tiến cũng được triển khai. Việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp tại tỉnh Tiền Giang sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí đi lại, các bác sĩ có thể tranh thủ “thời gian vàng” để xử lý kịp thời. Đây là bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ở tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận”.

Theo GS.BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, xơ vữa động mạch là một bệnh phổ biến, có nguy cơ cao để lại những biến chứng trầm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Trong khi đó, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh các rủi ro biến chứng cho người bệnh. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát triển lĩnh vực tim mạch can thiệp. Việc thành lập một Đơn vị Tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là bước phát triển cần thiết và đồng thời sẽ là nền tảng mở rộng các lĩnh vực chuyển giao các lĩnh vực chuyên sâu khác như thần kinh, mạch máu tạng, mạch máu chi… phát triển; góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân Tiền Giang.

GS.BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và ê kíp hỗ trợ ở Đơn vị Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

GS.BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và ê kíp hỗ trợ ở Đơn vị Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

Tim mạch can thiệp là một kỹ thuật điều trị tiên tiến, xâm lấn tối thiểu, hiệu quả tối đa. Qua ống thông luồn vào động mạch quay vùng cổ tay hoặc động mạch đùi để đưa dụng cụ lên đến tim thực hiện can thiệp, các bác sĩ sẽ chụp hình động mạch vành dưới màn hình tăng sáng DSA, xác định vị trí và mức độ hẹp, sau đó đưa bóng nong động mạch vành bị hẹp để tái thông dòng chảy và đặt stent ngăn ngừa hẹp tái phát. Người bệnh chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê nên hoàn toàn tỉnh táo và không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày. 

Kỹ thuật tim mạch can thiệp có thể thực hiện cấp cứu cho người bệnh nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành với khả năng thành công cao nếu bệnh nhân đến sớm và có thể thực hiện chương trình trên bệnh nhân bị bệnh mạch vành mạn tính khi mạch vành bị hẹp 1 phần, hẹp nhiều đoạn hoặc nhiều nhánh. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và can thiệp đúng thời điểm là những yếu tố tiên quyết giúp việc điều trị thành công.  

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top