Tiêm uốn ván có làm tăng đường huyết thai kỳ?

(khoahocdoisong.vn) - Không có đủ bằng chứng về việc tiêm văcxin uốn ván gây ra đái tháo đường nhưng người tiêm bị đau tại chỗ tiêm và khoảng 1% những người tiêm sẽ bị sốt sau tiêm, mà đau và sốt thì có thể ảnh hưởng (thường làm tăng đường huyết).

Hỏi: Em đang mang thai và bị đái tháo đường, giờ sắp đến thời kỳ tiêm văcxin uốn ván, nhưng em phân vân không biết tiêm có gây ảnh hưởng gì không? Em nghe nói tiêm gây tăng đường huyết, không biết có đúng không? 

Nguyễn Thị Phượng (Hà Nội)

TS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai: Một số bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ thường băn khoăn tiêm văcxin uốn ván có ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, cho đến nay, không có đủ bằng chứng về việc tiêm văcxin gây ra đái tháo đường. Hơn nữa, ở phụ nữ có thai, văcxin uốn ván được khuyên tiêm ở tuần thai 27 – 36 và việc tiêm văcxin không ảnh hưởng đến đái tháo đường thai kỳ. Khoảng 2/3 những người tiêm bị đau tại chỗ tiêm và khoảng 1% những người tiêm sẽ bị sốt sau tiêm, mà đau và sốt thì có thể ảnh hưởng (thường làm tăng đường huyết). Vì vậy, những bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ nên tăng cường kiểm tra đường máu sau tiêm văcxin.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top