Tiêm phong bế chẩn đoán và điều trị bệnh cột sống

(khoahocdoisong.vn) -Tiêm phong bế khớp cột sống được chỉ định khi điều trị bằng thuốc thất bại hoặc bệnh nhân chưa muốn can thiệp ngoại khoa. Đây cũng là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh lý khớp cột

Tiêm phong bế chọn lọc rễ thần kinh cột sống

Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy thoát vị sẽ chèn ép vào một hoặc nhiều rễ thần kinh, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu mức độ chèn ép vừa phải, điều trị bằng thuốc uống thất bại, hoặc chèn ép nặng mà bệnh nhân chưa muốn can thiệp ngoại khoa, bác sĩ có thể đề xuất phong bế rễ thần kinh chọn lọc.

Dưới sự hướng dẫn của máy điện quang can thiệp, bác sĩ đặt đầu kim vào đúng vị trí rễ thần kinh nghi ngờ đang bị chén ép, tiêm thuốc cản quang để nhận dạng đúng rễ thần kinh, sau đó sẽ tiêm hỗn hợp thuốc giảm đau. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ giảm đau hoặc biến mất đau ngay lập tức. Hiệu quả của quá trình giảm đau này có thể kèo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, đôi khi hiệu quả giảm đau chỉ được một thời gian ngắn, rồi bệnh nhân xuất hiện đau trở lại như cũ. Lúc này nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật trước khi quá muộn.

Tỷ lệ thành công của tiêm phong bế rễ thần kinh chọn lọc tùy vào vị trí tiêm. Ở cột sống cổ, 1 mũi tiêm cho kết quả 57% bệnh nhân có sự cải thiện đáng kể về đau và chức năng vận động sau 6 tháng. Ở cột sống thắt lưng, 1 mũi tiêm cho kết quả 46% bệnh nhân có sự cải thiện đáng kể về đau và chức năng vận động sau 1 năm.

Tiêm phong bế diện khớp

Phong bế diện khớp được sử dụng xác định được khớp bệnh lý và điều trị đau thắt lưng gây ra do các khớp bệnh lý này.

Giữa hai đốt sống có hai khớp nối nằm hai bên, được gọi là khớp cột sống. Chúng nối các đốt sống với nhau và cho phép cột sống di chuyển một cách linh hoạt. Phong bế khớp cột sống có lẽ là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh lý khớp cột sống. Điều chớ trêu là đôi khi các khớp trông có vẻ bất thường trên phim X-quang nhưng không gây đau, trong khi các khớp trông có vẻ ổn lại là nguồn gây đau. Nếu tiêm phong bế diện khớp giúp ngăn chặn cơn đau, bác sĩ có thể xác nhận nguyên nhân là do khớp vừa được tiêm. Thuốc được sử dụng cũng làm giảm viêm ở khớp do nguyên nhân viêm khớp và thoái hóa khớp. 

Có hai loại phong bế diện khớp: Tiêm trực tiếp vào khớp để ngăn chặn đau và giảm viêm tại chỗ. Phong bế dây thần kinh phân bổ vào khớp để xem có thực sự là nguồn gây đau hay không, bằng cách phong bế vào các dây thần kinh nhỏ phân bổ vào khớp.

Tiêm phong bế sau phẫu thuật làm cứng

Sau phẫu thuật cột sống có sử dụng các dụng cụ kim loại như ốc vít hoặc thanh kim loại bệnh nhân vẫn đang bị đau cột sống, bác sĩ có thể cần xác định xem các dụng cụ kim loại được sử dụng trong phẫu thuật có thể gây khó chịu cho người bệnh hay không. Tiêm phong bế sau phẫu thuật làm cứng được thực hiện bằng cách tiêm lidocaine dọc theo dụng cụ được đặt vào cột sống trong khi phẫu thuật. Nếu cơn đau tạm thời được giảm bớt bằng cách tiêm, nó có thể chỉ ra rằng dụng cụ làm cứng đang gây ra cơn đau.

Tiêm phong bế khớp cùng chậu

Đau khớp cùng chậu dễ nhầm với đau lưng từ cột sống. Khớp cùng chậu nằm giữa xương cùng và xương chậu. Đôi khi, tiêm khớp cùng chậu bằng chất gây tê có thể giúp bác sĩ xác định liệu khớp cùng chậu có phải là nguồn gốc của cơn đau hay không. Nếu khớp được tiêm và cơn đau không biến mất, cơn đau có lẽ do một nguyên nhân khác. Nhưng nếu cơn đau biến mất ngay lập tức, điều này cho thấy khớp cùng chậu có vấn đề. Trong trường hợp đó, bác sĩ cũng có thể tiêm cortisone vào khớp trước khi tháo kim. Cortisone được thêm vào để điều trị viêm do viêm khớp cùng chậu. Thuốc tiêm thường giúp giảm đau tạm thời trong vài tuần hoặc vài tháng.

Chẩn đoán phân biệt đau chi dưới bằng tiêm phong bế

Có nhiều loại tiêm vào các khu vực nhất định của chi dưới bệnh nhân giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau. Biểu hiện đau xuất phát từ các vấn đề ở lưng và dây thần kinh cột sống có thể bắt chước trong nhiều bệnh lý khác. Đôi khi, chúng ta không thể biết được cơn đau đang gặp phải là do tình trạng đau lưng hay do các vấn đề ở hông, đầu gối hoặc bàn chân. Để giúp xác định xem một khớp ở chi dưới, chẳng hạn như đầu gối hoặc hông có gây đau hay không, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc, như thuốc gây tê vào khớp để làm tê tại chỗ. Sau khi tiêm thuốc, nếu cơn đau biến mất ngay lập tức, khớp đó có nhiều khả năng là nguồn gốc gây đau hơn là lưng. Bác sĩ sau đó có thể tập trung vào việc tìm kiếm các vấn đề trong khớp.

TS.BS Đỗ Mạnh Hùng (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top