Tiêm nong “giải” đông cứng khớp vai

Tiêm nong khớp vai kết hợp với vật lý trị liệu sẽ giúp cho bệnh nhân đông cứng khớp vai giảm đau và phục hồi vận động.

Bệnh nhân nam 84 tuổi (Hà Nội), đau và hạn chế vận động khớp vai phải khoảng hơn 2 tháng. Bệnh nhân chỉ nâng được tay lên khoảng ngang vai và đau tăng khi vận động làm ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa và phục hồi chức năng nhưng các triệu chứng cải thiện ít

Tại Bệnh viện Hữu Nghị, sau khi chẩn đoán bằng lâm sàng và hình ảnh, các bác sĩ đã tiến hành tiêm nong khớp vai và tiêm gân trên gai phối hợp phục hồi chức năng tích cực sau tiêm. Sau 5 ngày tầm vận động khớp vai của bệnh nhân đã cải thiện đáng kể, mức độ đau giảm khoảng 70% so với trước.

tiem-nong-1(1).jpg
Tiêm nong “giải” đông cứng khớp vai bệnh nhân đã vận động được tay

BS Trịnh Tú Tâm, Trưởng đơn vị Điện quang can thiệp và điều trị đau, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, để trở lại trạng thái như bình thường, bệnh nhân vẫn cần điều trị và tập luyện phải kéo dài. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc ban đầu cũng làm cho các động tác tập được thuận lợi hơn.

Theo BS Trịnh Tú Tâm, viêm quanh khớp vai thể đông cứng là tình trạng đông cứng khớp vai xảy ra khi mô sẹo hình thành xung quanh khớp. Điều này làm cho bao khớp vai dày lên, cứng và căng hơn, khiến vai khó cử động, nếu cử động được thì rất đau. Việc điều trị bệnh một cách dứt điểm gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già, một số yếu tố được coi là nguy cơ dẫn đến bệnh này gồm: Gút, tăng huyết áp, đái tháo đường. Bệnh có thể xảy ra ở bệnh nhân không cử động vai một thời gian sau phẫu thuật, gãy xương hay các chấn thương khác ở vùng vai

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đông đặc chủ yếu dựa vào lâm sàng với đặc trưng là hạn chế vận động khớp vai và đau khớp vai. Chụp X-quang thường không thấy có tổn thương xương khớp vai. Chụp cộng hưởng từ khớp vai thấy bao khớp dày, phù nề.

Mục đích của việc điều trị đông cứng khớp vai là kiểm soát tình trạng đau và phục hồi sức lực cũng như khả năng cử động. Các phương pháp điều trị bao gồm:

• Dùng các loại thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau và sưng

• Kéo nắn nhằm giải phóng các cơ bị bó chặt và tăng biên độ cử động

• Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng cử động

• Tiêm steroid để giảm viêm và hỗ trợ cử động

• Phẫu thuật để giải phóng bao khớp bị ép chặt

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top