Tiêm mũi thứ ba văcxin ngừa Covid-19 gặp tác dụng phụ gì?

Các nghiên cứu về tác dụng phụ liên quan đến mũi tiêm thứ ba, tăng cường hay nhắc lại, ngừa Covid-19 vẫn đang được tiến hành, nhưng dữ liệu hiện có chứng minh rằng những loại văcxin này khá an toàn.

Theo verywellhealth, các nghiên cứu bước đầu cho thấy rằng các tác dụng phụ sau mũi thứ ba của văcxin ngừa Covid-19 theo công nghệ mRNA tương tự như những phản ứng sau mũi thứ 2.

vaccine.jpg

Một nghiên cứu gần đây do Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố, đã kiểm tra dữ liệu thu thập từ ngày 12/8 đến ngày 19/9 từ 22.191 người được tiêm thêm một liều văcxin mRNA Covid-19, không tìm thấy các phản ứng bất lợi nào.

Trong số những người được tiêm mũi thứ ba của văcxin ngừa Covid-19 bằng công nghệ mRNA, lần lượt 79,4% và 74,1% người nhận có phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân - hầu hết đều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tương ứng với 77,6% và 76,5% báo cáo phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân sau mũi thứ hai.

Tương tự, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy các tác dụng phụ sau khi tiêm liều nhắc lại của văcxin Johnson & Johnson có thể so sánh với những tác dụng phụ gặp phải sau liều đầu tiên.

Các tác dụng phụ thường được báo cáo là đau chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và buồn nôn.

vaccine-covid-19.jpg

The Sydney Morning Herald đưa tin, Pfizer là loại văcxin ngừa Covid-19 duy nhất được Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu (Therapeutic Goods Administration) phê duyệt tiêm mũi thứ ba cho hầu hết người dân ở Úc.

Bất kể loại văcxin ngừa Covid-19 nào bạn đã tiêm trước đó - Pfizer, AstraZeneca hay Moderna - bạn đều có thể nhận được mũi tăng cường Pfizer.

Kinh nghiệm Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm nhắc lại cao nhất thế giới, cho thấy các tác dụng phụ thường được báo cáo là mệt mỏi, suy nhược và đau tại chỗ tiêm. Trên thực tế, chúng được cho là ít phổ biến hơn sau khi dùng mũi thứ ba ở mọi lứa tuổi.

Dữ liệu cũng cho thấy nguy cơ gặp tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn, viêm cơ tim, cũng không tăng lên khi dùng mũi thứ ba.

Theo các chuyên gia, những tác dụng ngoại ý muốn không nghiêm trọng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với những gì có trong văcxin ngừa Covid-19.

Văcxin ngừa Covid-19 được thiết kế để hoạt động để kích hoạt hệ thống miễn dịch nhận ra rằng kháng nguyên là ngoại lai và cần được xử lý.

Những phản ứng như sốt nhẹ và mệt mỏi cho thấy hệ thống miễn dịch đang hấp thụ hoặc phản ứng với kháng nguyên được đưa vào.

Trong công điện số 1988/CĐ-BYT ngày 06/12/2021 của Bộ Y tế, yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đủ liều cơ bản với các trường hợp từ 18 tuổi trở lên; triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại.

Tiêm liều nhắc lại văcxin phòng Covid-19 ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại văcxin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc văcxin mRNA.

Nếu trước đó đã tiêm các loại văcxin khác nhau, tiêm mũi nhắc lại bằng văcxin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là văcxin của hãng Sinopharm có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc văcxin mRNA hoặc văcxin véctơ virus (văcxin Astrazeneca).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top