Tiêm đủ liều văcxin ngừa Covid-19 vẫn có thể tử vong nếu mắc bệnh nền

Qua ghi nhận, 38 F0 tử vong của TPHCM vào ngày 10/11 có 10 người đã tiêm 2 mũi vắcxin, 2 người đã tiêm một mũi nhưng có mắc bệnh nền.

Chiều 11/11, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tiêm đủ hai mũi văcxin không có nghĩa là được chủ quan. Chúng ta vẫn có thể nhiễm bệnh, trở nặng và tử vong.

Tuy nhiên, so với số ca tử vong do không tiêm ngừa Covid-19, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều. 

nguoi-cao-tuoi-1.jpg
Nhóm người cao tuổi có bệnh nền cần được bảo vệ tốt nhất để giảm nguy cơ mắc Covid-19

Theo TS.BS Vĩnh Châu, 34/38 ca tử vong nói trên đều có kèm theo bệnh lý nền và đa số đều thuộc nhóm cao tuổi. Trong đó, 15 ca từ 51 - 65 tuổi (chiếm 39,5%), 21 ca trên 65 tuổi (chiếm 55%).

10 trường hợp tiêm đủ hai mũi và hai trường hợp đã tiêm một mũi văcxin ngừa Covid-19, đều trên 50 tuổi và có bệnh nền.

26 bệnh nhân tử vong còn lại thuộc nhóm chưa tiêm ngừa Covid-19 (12 người trên 65 tuổi và có bệnh nền, một số đã nằm liệt nhiều năm nay).

Tuần thứ hai tháng 11, số ca tử vong trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng: 31 ca (6/11), 43 ca (9/11), 38 ca (10/11). Trong khi cuối tháng 10, 30/10, TPHCM chỉ có 21 ca tử vong.

Bên cạnh đó, gần đây, TPHCM tiếp nhận nhiều F0 nguy kịch từ các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu khuyến cáo, yếu tố nguy cơ cao khiến F0 tử vong là mắc bệnh nền, cao tuổi, nhất là nhóm nằm một chỗ lâu ngày và chưa được tiêm văcxin ngừa Covid-19.

Sở Y tế TPHCM khuyến cáo các quận, huyện sàng lọc ngay nhóm nguy cơ cao này để tiêm văcxin ngừa Covid-19. Đồng thời, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM kiến nghị nhóm người trẻ thường xuyên ra ngoài, nguy cơ lây nhiễm cao nên phải cẩn thận hết mức để không mang mầm bệnh về lây cho người cao tuổi trong nhà.

Hiện, số ca phải thở oxy ghi nhận trên địa bàn TPHCM dao động khoảng 1.800 trường hợp. Số ca thở máy xâm lấn dao động từ 230 - 250 bệnh nhân.

Trong tuần sau, Hóc Môn sẽ lên phương án thiết kế, xây dựng, vận hành bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường.

Qua test nhanh, trong ngày 10/11, huyện ghi nhận đến 633 ca trong cộng đồng và hộ gia đình. Số ca dương tính SAR-CoV-2 tại huyện Hóc Môn gần đây có dấu hiệu tăng. Hiện địa bàn này đang được TPHCM đánh giá ở cấp độ 2.

Bà Lê Thụy Mỹ Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top