Tiêm cồn phối hợp với sóng cao tần điều trị các khối tuyến giáp lành tính

Tiêm cồn phối hợp với sóng cao tần (RFA) dưới hướng dẫn siêu âm là giải pháp để điều trị các khối lành tính tuyến giáp.
khoi-lanh-tinh-tuyen-giap.jpg

Tổn thương bướu giáp nhân tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Trong đó, khoảng 15-25% là tổn thương nang đơn thuần hoặc tổn thương có phần nang chiếm ưu thế. Trường hợp tổn thương lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hoặc ảnh thưởng tới thẩm mỹ.

Phương pháp tiêm cồn phối hợp với sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm điều trị các khối lành tính tuyến giáp bằng cách phá hủy khối u, kết hợp vừa hút dịch trong phần dạng nang và tiêm cồn tuyệt đối kết hợp với đốt sóng cao tần phần đặc để điều trị các khối hỗn hợp ở tuyến giáp gồm cả phần nang và phần đặc có tính chất lành tính.

Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao, thời gian thực hiện ngắn. Trong quá trình thực hiện, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau điều trị người bệnh có thể đi lại, nói chuyện bình thường.

Hầu hết các bệnh nhân được tiến hành thực hiện tiêm cồn phối hợp đốt sóng 1 lần, đối với các khối lớn có nguy cơ đốt không hết tổn thương, tái phát sau điều trị có thể phải tiến hành đốt sóng 2 đến 3 lần.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thu Thảo, Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ định của phương pháp dành cho u lành hỗn hợp (gồm phần đặc và phần dịch) tuyến giáp có gây triệu chứng lâm sàng gồm các khối u kích thước lớn (thường kích thước > 3cm) gây triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu, tạo thành khối lồi vùng cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ; Khối u gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh (khí quản, thực quản…); Khối hỗn hợp (gồm phần dịch - phần đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối.

Chống chỉ định đối với ung thư tuyến giáp, cẩn trọng với phụ nữ có thai, bệnh nhân bị bệnh tim nặng, bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top