Tiếc bát rạn, vác nạn vào thân

(khoahocdoisong.vn) - Với những chiếc bát, cốc nứt chúng ta không nên sử dụng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nếu tiết kiệm, phải để bát cốc rạn riêng và chỉ nên dùng bát, cốc nứt đựng các thứ khác ở nhiệt độ bình thường, tuyệt đối không được để đồ nóng.

Nhà có hai chiếc bát tô đẹp bị rạn nứt, chồng bảo vứt đi nhưng chị Nguyễn Thị P. (Hưng Yên) vẫn giữ lại dùng để đồ nguội không sao. Hôm đó, chị đi vắng, con chị 9 tuổi ở nhà không để ý đã đổ canh vừa nấu vào chiếc bát rạn. Nóng lạnh đột ngột khiến chiếc bát nứt vỡ toang, khiến cháu bé bị bỏng nặng cả khoang bụng. Cháu phải nghỉ học điều trị cả tháng trời vẫn có sẹo khiến chị ân hận mãi.

Lời bàn: Với những chiếc bát, cốc nứt chúng ta nên bỏ đi, không nên sử dụng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nếu tiết kiệm, phải để bát cốc rạn riêng và chỉ nên dùng bát, cốc nứt đựng các thứ khác ở nhiệt độ bình thường, tuyệt đối không được để đồ nóng. Đặc biệt, không nên cho trẻ làm những việc thiếu an toàn dễ gây tai nạn khi chưa có sự quan tâm, hướng dẫn để các em làm đúng cách, an toàn.

BS Mạnh Hùng (Bệnh viện Nhi TƯ)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top