Thuốc ung thư chế từ than tre là thực phẩm giả chức năng

Sở Y tế Hải Phòng đã có báo cáo kết quả về thuốc ung thư chế từ than tre gửi Bộ Y tế. Cơ sở sản xuất sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2 là cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhưng không có giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng.

Thuốc ung thư chế từ than tre Vinaca Co3.2 là thực phẩm giả chức năng.

Chiều 18/4, Bộ Y tế đã có kết luận về vụ thuốc ung thư được chế từ than tre. Theo đó, ngày 15/4 các cơ quan chức năng TP Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất gia công thực phẩm chức năng Vinaca tại địa chỉ Ngõ Đại Tu, tổ Tiến Bộ , Phường Ngọc Sơn, Quận Kiến An, Hải Phòng. Qua kết quả kiểm tra , xác minh và xử lý của các cơ quan chức năng TP Hải Phòng, Sở Y tế thành phố Hải Phòng đã có kết luận:

Sản phẩm ”vinaca ung thư Co3.2” không phải là thuốc và cũng không phải là mỹ phẩm, mà là sản phẩm giả thực phẩm chức năng, trên nhãn sản phẩm này ghi rõ nội dung: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh”, phần công dụng có ghi: “Hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu…”.

Sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2 không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng.

Cơ sở sản xuất sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2 là cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhưng không có giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng.

Cơ sở sản xuất này đã bị Chi Cục Quản lý thị trường TP Hải Phòng xử phạt vi phạm hành chính số tiền là 44 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ và chuyển sang Công an thành phố Hải Phòng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế cho biết, đã tiến hành kiểm tra, xác minh các nội dung báo cáo và kết luận của Sở Y tế Hải Phòng là đúng và chỉ đạo thu hồi toàn bộ các sản phẩm có mang tên Vinaca của cơ sở sản xuất TPCN Vinaca nói trên.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh TPCN trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm này và đề nghị người dân khi phát hiện những cơ sở sản xuất tương tự cũng như các đối tượng rao bán những sản phẩm này thì báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top