Thuốc Nam chữa rối loạn kinh nguyệt

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều hoặc do tinh thần căng thẳng, làm việc quá sức, ăn uống thiếu thốn, ngoài ra còn do yếu tố thời tiết, khí hậu như nóng lạnh, ẩm thấp… Theo quan niệm YHCT, rối loạn kinh nguyệt chủ yếu là do huyết hư, nhiệt vọng hành và khí hư không thống nhiếp được huyết gây ra.

*Thể huyết nhiệt: Do nhiệt thịnh, âm hư, hỏa vượng hoặc can uất hỏa, kinh thấy sớm hơn trước kỳ, lượng huyết nhiều, sắc đỏ sẫm, chất đặc, người mệt mỏi không yên, nóng ruột, bồn chồn khó chịu, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, bực bội trong người, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người mệt mỏi, thích ăn uống chất mát. Dùng 1 trong những bài thuốc sau:

-Củ gấu chế 20g, ngải diệp 16g, cỏ nhọ nồi sao 40g, rau má tươi 40g, chỉ xác sao đen 16g, sinh địa 20g sắc uống ngày 1 thang.

-Củ gấu chế 20g, củ gai sao 40g, rau má 40g, bạch đồng nữ 20g sắc uống ngày 1 thang.

-Củ gấu chế 20g, hy thiêm thảo 40g, ngải diệp 16g, rễ cỏ gianh 30g sắc uống ngày 1 thang.

*Thể khí hư: Do lao động mệt nhọc, quá sức, ăn uống kham khổ, thiếu chất làm cho tì khí kém, không  thống nhiếp được huyết gây ra kinh trước kỳ, lượng huyết nhiều, đỏ nhạt, chất loãng có máu cục, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, môi lưỡi nhợt, không muốn ăn, vận động lười, tiếng nói nhỏ, hơi thở yếu, chân tay lạnh. Dùng  một trong các bài thuốc sau:

-Hoàng kỳ 16g, đương quy 12g, sài hồ 8g, đẳng sâm 12g, thăng ma 10g, trần bì 16g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sinh khương 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.

-Rễ cây vú bò 20g, bố chính sâm 40g, gừng nướng 8g, ngải cứu sao đen 20g, củ ấu chế 20g sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt dài 40-50 ngày gọi là kinh sau kỳ có thể : huyết hư, huyết hàn, khí trệ.

*Thể huyết hư: Đau bụng, sợ lạnh, lượng huyết ít, màu nhạt, sắc mặt trắng bệch, thích ăn uống chất ấm, dùng bài thuốc sau:

-Ngô thù 4g, bạch thược 16g, đại táo 10g, đương quy 16g, đẳng sâm 16g, cam thảo 4g, xuyên khung 8g, quế chi 4g, ích mẫu 16g, sắc uống ngày 1 thang.

*Thể khí trệ: Lượng huyết ít, sắc bình thường, đau lưng, đau bụng dưới, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, vú căng, lưỡi đỏ, môi khô, dùng bài thuốc sau:

-Ô dược 8g, hương phụ 10g, ích mẫu 16g, sa nhân 4g, cam thảo 4g, huyền bồ 4g, binh lang 10g sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp với phương pháp xoa bóp các huyệt sau, mỗi huyệt 1-2 phút, xoa ngày 2 lần từ nhẹ đến nặng.

-Huyệt quan nguyên ở dưới rốn 4cm.

-Huyệt khí hải dưới rốn 3cm.

-Huyệt trung cực ở sát khớp bờ mu.

-Huyệt  khúc cốt ở trên khớp bờ mu.

Để tránh các bệnh rối loạn kinh nguyệt chị em cần giữ vệ sinh hàng ngày. Những ngày có kinh không lao động nặng, không lội nước, không giao hợp, không ăn thức ăn cay nóng.

BS Kim Ngân (Phòng khám Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top