Thuốc giả và “vaccine dịch vụ” nhức nhối mùa COVID-19

Cảm giác thiếu an toàn, sự lo lắng của người dân trong bối cảnh dịch bệnh có những diễn biến bất thường là “cơ hội” cho những hình thức phạm tội mới phát sinh trong mùa dịch.

Trước những diễn biến khó lường của tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, với quyết tâm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TPHCM, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động của các loại tội phạm, hỗ trợ tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Công an và Công an TP.HCM bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đã phát hiện, điều tra và triệt phá nhiều vụ việc phạm tội lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19.

Thu lợi từ "Vaccine dịch vụ"

Công an phá án mùa COVID-19: thuốc giả và “vaccine dịch vụ” - Ảnh 1.

Đối tượng Lê Thị Kim Dung bị bắt giữ (Ảnh: CATP)

Công an TP.HCM (CATP) cho biết, trong thời gian vừa qua CATP đã phát hiện tài khoản facebook "Kim Zunf" đăng tin cung cấp "dịch vụ tiêm vaccine COVID-19" tại TP.HCM.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, CATP đã truy tìm và xác định chủ tài khoản facebook "Kim Zunf" tên thật là Lê Thị Kim Dung (SN 1989, ngụ Q.4); sau đó lực lượng chức năng đã tiến hành bắt quả tang đối tượng Dung khi đang tổ chức cho 02 "khách hàng" đến tiêm vaccine tại điểm tiêm đặt tại Trường mầm non 10, Phường 10, Quận 11.

Công an phá án mùa COVID-19: thuốc giả và “vaccine dịch vụ” - Ảnh 2.

Điểm tiêm ngừa nơi đối tượng Dung đưa người đến tiêm (Ảnh: CATP)

Làm việc với cơ quan Công an, Dung khai, nhờ mối quan hệ cá nhân, Dung có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vaccine COVID-19 với giá từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/1 liều vaccine.

Dung đăng thông tin này lên mạng và "khách hàng" có nhu cầu thì nhắn tin thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Dung để thanh toán. Tính đến thời điểm bị bắt đối tượng đã thực hiện thành công "dịch vụ" cho 21 trường hợp, thu 60 triệu đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" và đang tiếp tục mở rộng điều tra xem còn ai liên quan đến đường dây này, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Tự "sản xuất" thuốc để bán ra thị trường

Dù phần lớn các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 là không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tuy nhiên nhu cầu mua, trữ và sử dụng các loại thuốc, sản phẩm có tác dụng phòng, điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường hô hấp nói chung hay các triệu chứng liên quan đên COVID-19 nói riêng đã có sự gia tăng.

Nhận định "tiềm năng" của thị trường này, nhiều đối tượng phạm tội đã có nhiều hành vi thu lợi bất chính trên nhu cầu, sự lo lắng của người dân, nhiều vụ việc buôn bán, vận chuyển, nhập lậu, làm giả các sản phẩm, thuốc… để thu lợi bất chính đã được phát hiện.

Công an phá án mùa COVID-19: thuốc giả và “vaccine dịch vụ” - Ảnh 4.

Đối tượng và tang vật (Ảnh: CATP)

Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế CATP đã phát hiện đối tượng Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và đồng bọn có dấu hiệu buôn bán thuốc tân dược không rõ nguồn gốc, không hóa đơn, chứng từ, thuốc tân dược giả (trong đó có một số loại thuốc có chức năng hỗ trợ điều trị COVID-19 như: TERPINCODEIN có tác dụng giảm ho sốt; DIANTAGIC có tác dụng giảm đau nhức).

Theo chia sẻ từ lực lượng chức năng, sau thời gian quyết liệt đeo bám, các trinh sát Phòng cảnh sát kinh tế phát hiện Thuận sử dụng xe máy chở 01 thùng carton nghi vấn chứa thuốc tân dược giả từ một căn nhà tại con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận ra nên tiến hành kiểm tra. Kết quả phát hiện trong thùng có 150 hộp thuốc hiệu TERPINCODEIN.

Đối tượng Thuận khai nhận đó là thuốc tân dược giả, do Thuận tự mua nguyên liệu, đem về sản xuất rồi bán ra thị trường kiếm lời.

Từ thông tin điều tra ban đầu, Phòng Cảnh sát kinh tế CATP tiếp tục thực hiện khám xét khẩn cấp tại 03 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán thuốc tân dược giả tại các quận Phú Nhuận, Tân Bình, Quận 8; phát hiện, tạm giữ số lượng rất lớn nguyên liệu, thuốc tân dược giả thành phẩm và công cụ, phương tiện sản xuất.

Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế CATP đã lập biên bản bắt quả tang đối với Nguyễn Đức Thuận và triệu tập làm việc đối với 08 đối tượng khác có liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán thuốc phòng, chữa trị COVID-19 giả để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật

Theo suckhoedoisong.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top