Thuốc Đông y điều trị bạch hầu

(khoahocdoisong.vn) - Bạch hầu đang lưu hành nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và có nguy cơ bùng phát vào mùa thu – đông. Bệnh xuất phát từ đường hô hấp nhưng nếu độc không được giải hoặc không được điều trị, khi nặng lên sẽ tổn thương tâm khí. Đông y có những bài thuốc hay để trị bệnh này.

Theo Đông y, triệu chứng của bệnh bạch hầu là do cảm nhiều tà phong nhiệt hoặc nhiệt táo theo mùa, gây nên bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp tính. Biểu hiện chủ yếu là hình thành giả mạc (màng giả) màu trắng xám ở niêm mạc vùng họng và mũi, kèm theo các triệu chứng đau họng, ho, nặng tiếng, suyễn thở phát nhiệt. Nếu là tà độc không được giải hoặc không được điều trị khi nặng lên có thể tổn thương tâm khí, xuất hiện hiện tượng nguy cấp như: Tim hồi hộp (tâm quý), mạch súc (dồn dập) hoặc hư thoát đột ngột. Tà đi vào kinh lạc, có thể phát sinh tay chân cơ thể tê liệt. Bạch hầu đều có thể phát sinh 4 mùa trong măn, nhưng phần nhiều là thu – đông. Ở lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh nhưng tỷ lệ cao nhất vẫn là trẻ em, có tính phát tán lây lan.

Đông y điều trị chứng bạch hầu là: Lấy dưỡng âm thanh phế kiêm tân lương túc (tuyên thông và túc giáng) là nguyên tắc chủ yếu. Kiêng kỵ không được dùng thuốc phát tán giải biểu, đặc biệt là thuốc tân táo tán biểu.

Thần tiên hoạt mệnh thang

Bạch hầu có nhiều biến chứng, trước hết nên giải biểu, khi mới bị, dương nhiệt thịnh, triệu chứng cho thấy họng đau bế tắc, uống nước vào sặc sụa, mắt đỏ khản tiếng, miệng có mùi hôi, dùng bài Thần tiên hoạt mệnh thang: Long đờm thảo, chi tử, mỗi vị 3 đồng cân (1 đồng cân = 3,7g), huyền sâm 8 đồng cân, mã đâu linh, bản lam căn, bạch thược dược, qua lâu mỗi vị 3 đồng cân, sinh thạch cao 5 đồng cân, hoàng bá 1 đồng 5 phân, sinh địa hoàng 1 lạng, cam thảo 1 đồng cân. Sắc nước uống, ngày 1 thang chia 3 lần. Chữa chứng bạch hầu mới bị, họng rất đau và bề tắc, uống nước vào là sặc sụa, mắt đỏ, khản tiếng, thấy rõ ngay điểm trắng ở họng, hôi miệng. Nếu lưỡi có gai, nói lảm nhảm, gia sừng trâu nước 2 đồng cân. Đại tiện bế tắc, vùng mỏ ác đầy ách gia hậu phác, chỉ thực mỗi vị 2 đồng cân. Nếu đại tiện bế nhiều, gia: Lai phục tử (la bạc tử), sinh địa hoàng mỗi vị 2 đồng cân. Tiểu tiện sẻn đỏ, gia tri mẫu, sa tiền tử, mỗi vị 3 đồng cân, trạch tả 2 đồng cân. Khát nước nhiều gia thiên môn đồng. Sốt nóng cao gia ngân hoa, liên kiều.

Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm:

Bệnh thuộc âm hư, nên dưỡng âm thanh nhiệt dùng bài Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm: Sinh địa hoàng 2 đồng cân, mạch môn đông 1 đồng cân 2 phân, sinh cam thảo, bạc hà mỗi vị 5 phân, huyền sâm 1 đồng 5 phân, bối mẫu bỏ mầm trong, mẫu đơn bì, sao bạch thược, mỗi vị 8 phân. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: Dưỡng âm nhuận táo, thanh phế, giải độc. Chủ chữa: bạch hầu vùng họng trằng như đậu phụ, bám chặt, khó bong, họng sưng đau. Khi mới bị bệnh, phát nhiệt hoặc không phát nhiệt, mũi khô, môi ráo, ho hoặc không ho, suyễn thở, thở có tiếng rít, khí nghịch lên, nặng thì cánh mũi phập phồng, mạch sác. Gần đây người ta cũng dùng bài thuốc này để chữa viêm amidal cấp tính, viêm họng mạn tính. Gia giảm: Nếu cơ thể suy nhược, thận hư gia thục địa hoàng 2 đồng cân; Nhiệt nhiều gia liên kiều, bỏ bạch thược; Táo nhiều gia thiên môn đông, phục linh.

Trong bài thuốc, mạch môn đông, huyền sâm, sinh địa, mẫu đơn bì dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc, sinh cam thảo tá hỏa giải độc, bối mẫu nhuận phế hóa đàm, bạc hà tuyên thông phế, thông lợi đường họng.

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đối với bạch hầu, vốn có tác dụng giải độc (hoặc giảm độc) đối với bạch hầu khuẩn que, có khả năng ức chế khuẩn và diệt khuẩn. Đồng thời có khả năng “trung hòa” rất cao đối với độc tố bạch hầu ở ngoài cơ thể.

Hầu tảo tán

Nếu đàm hỏa trợ trệ bế tắc, thở có tiếng rít cò cử, nên thanh phế giáng đàm dùng bài “Hầu tảo tán: Hầu tảo 12g, linh dương giác phần (bột sừng linh dương), thanh mông thạch nung, trầm hương, băng sa, mỗi vị 3g, thiên trúc hoàng 9g, xuyên bối mẫu 6g, xạ hương 12g. Các vị tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 0,3 – 0,6g, mỗi ngày uống 1 lần, hòa với nước sôi để ấm uống. Điều trị trúng phong đàm quyết, suyễn thở gấp, nói năng khó khăn, điên cuồng, động kinh (kinh giản) và trẻ nhỏ cấp kinh, sốt cao, chân tay co giật, ho suyễn đờm nhiều.

TTND. Lương y Giỏi Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top