Thực phẩm trị đau lưng

ng y quan niệm lưng là phủ của thận, do đó tất cả các bệnh của thận đều được phản ánh bởi các triệu chứng ở vùng lưng và chứng đau lưng gọi là yêu thống. Để phòng chống các bệnh lý do thận hư gây nên, ngoài việc trị niệu toàn diện nên trọng dụng các thực phẩm có tác dụng trị bệnh.

 Để phòng chống các bệnh lý do thận hư gây nên, trong đông y cũng theo quan điểm là cần phải tiến hành các biện pháp mang tính toàn diện, nghĩa là phải kết hợp giữa không dùng thuốc (bao gồm ăn nhạt, chỉ sử dụng 1 – 2g muối/ngày; ăn nhiều các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium; hạn chế ăn thức ăn lạnh, nhiều đạm, các món dầu mỡ; uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc cà phê ngay sau bữa ăn…

Vừng đen trị đau lưng.

Ngoài ăn uống, cần duy trì cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh, năng động bằng cách tăng cường vận động, tập thể dục để giảm mỡ trong máu. Nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tốt nhất là buổi tối sau khi ăn khoảng 2 giờ (bằng các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chạy chậm, tập khí công…) và dùng thuốc. Đặc biệt, cần sử dụng một số loại thực phẩm có lợi hỗ trợ làm giảm nguy cơ đau lưng.

Hạt sen: Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng: liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.

Hạt dẻ: Có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim yếu phương viết: “Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại”. Nhà bác học Lý Thời Trân khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.

Vừng đen: Tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.

 Rau hẹ và hạt hẹ: Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, “làm ấm lưng gối” (Nhật hoa tử bản thảo), “trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất chấn, hoặc yêu tất lãnh thống” (Phương mạch chính tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh.

 Hoài sơn: Còn gọi là củ mài, Sơn dược có công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết: “Hoài sơn chỉ yêu thống” (hoài sơn có công dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng.

BS Hoàng Xuân Đại (chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
back to top